992 Trần Hưng Đạo,
P.7, Q.5, TP.HCM

Thời gian làm việc
8h - 20h (Cả tuần)

Hotline tư vấn
02866 709 555

Bệnh trầm cảm và 7 thông tin quan trọng nhất

Posted on 08/08/2020


MỤC LỤC

Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế Thế giới, số người mắc bệnh trầm cảm mỗi năm trên toàn cầu là 850.000 người. Tuy nhiên trong số đó có đên 75% người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì vậy việc tìm hiểu những thông tin quan trọng về bệnh trầm cảm là điều cần thiết trong quá trình phòng tránh và điều trị bệnh.

Bệnh trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm là một chứng rối loạn tâm lý, khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn bã, chán nản và không còn hứng thú với cuộc sống hằng ngày.

Trầm cảm làm gì.
Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm khiến người bệnh không thể hòa nhập với mọi người, nặng hơn là hành vi làm hại bản thân. Có nhiều dạng trầm cảm như : trầm cảm sau sinh, trầm cảm do stress, trầm cảm do sang chấn tâm lý,…

Trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không?

Trầm cảm là bệnh lý về tâm thần đặc trưng bởi sự thay đổi tâm sinh lý của người bệnh. Không những thế, trầm cảm được coi là căn bệnh nguy hiểm của xã hội hiện đại cần được điều trị và phát hiện kịp thời.

Trầm cảm có liên quan đến tâm thần.
Trầm cảm có phải liên quan đến tâm thần?

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, người thân có bệnh mắc trầm cảm thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần người bình thường. Trầm cảm gây ra những hiểm họa khó lường, những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố cũng như nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, phải kể đến những yếu tố dưới đây:

Nguyên nhân gây trầm cảm.
Nguyên nhân gây ra trầm cảm?
  • Trầm cảm do di truyền: Trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh trầm cảm thì con cái của họ có nguy cơ mắc cao gấp 2 – 3 lần bình thường.
  • Nguyên nhân do giới tính: Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới gấp 2 lần. Lý do là phụ nữ không có thời gian chia sẻ, chăm sóc bản thân vì con cái hay bận việc gia đình, xã hội.
  • Trầm cảm do căng thẳng kéo dài: Việc stress kéo dài sẽ kéo theo tâm lý người bệnh mất cân bằng. Đôi khi, sang chấn tâm lý vì chuyện ngoài sức chịu đựng của bản thân cũng là nguyên nhân gây bệnh.
  • Bệnh lý gây trầm cảm: Sa sút trí tuệ, parkinson, u não, chấn thương não là một số nguyên nhân gây bệnh..
  • Mất ngủ, nghiện chất kích thích gây nên trầm cảm: Mất ngủ gây ảnh hưởng nặng nề tới hệ thần kinh. Việc sử dụng ma túy, chất cồn là nguyên nhân gây trầm cảm nặng.

3 dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm

Khi bị trầm cảm, người bệnh thường xuất hiện 3 dấu hiệu hình như sau.

Trầm cảm gây thay đổi tâm trạng

Thay đổi tâm trạng là biểu hiện chiếm tới 90% trong số người mắc bệnh. Cảm giác hoang mang, chán nản pha chút trống rỗng, tuyệt vọng luôn hiện hình trong suy nghĩ của người bệnh.

Trầm cảm khiến người bệnh thay đổi tâm trạng.
Trầm cảm khiến tâm trạng chúng ta thay đổi rõ rệt

Bên cạnh đó, người bệnh thường bị mất hứng thú với cuộc sống. Cảm giác mệt mỏi và cạn kiệt sức lực với công việc hằng ngày và muốn từ bỏ mọi thứ.

Trầm cảm khiến chế độ sinh hoạt bị rối loạn

Rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn vận động là 3 dạng rối loạn thường gặp khi bạn bị trầm cảm. Các triệu chứng này chiếm 80% trong số người mắc bệnh.

Chế độ ăn cho bệnh nhân trầm cảm.
Trầm cảm khiến chế độ sinh hoạt bị rối loạn

Việc tăng cân không kiểm soát hay sụt cân nhanh chóng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đồng thời giấc ngủ không đều và vận động không hợp lý sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Cảm giác mặc cảm và lo âu là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Đa số người bệnh trầm cảm thường biểu hiện lo âu, tim đập nhanh, khó ngủ không hiểu lý do vì sao. Các triệu chứng kéo theo như: táo bón, đau đầu, đau dạ dày,..

Biểu hiện của bệnh trầm cảm.
Biểu hiện khi bị trầm cảm

Khi mắc bệnh trầm cảm, việc tự cô lập hay tự trách bản thân khiến bạn rơi vào trạng thái mặc cảm. Từ đó, tự đánh giá thấp bản thân thậm chí còn ảo giác. Ngoài ra, thiếu quyết đoán và giảm tập trung, không còn tin tưởng bản thân là một trong những dấu hiệu nhận biết trầm cảm. Tới giai đoạn nặng, người bệnh sẽ có ý định tự sát và nghĩ quẩn.

Đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm

Những đối tượng bị trầm cảm thường là đối tượng chịu nhiều áp lực trong công việc hoặc học tập. Cụ thể là:

Đối tượng nào dễ bị trầm cảm
Đối tượng nào dễ bị trầm cảm?
  • Người bị sang chấn tâm lý: Áp lực công việc lớn, mất đi người thân, ly hôn, thất nghiệp,…
  • Nữ giới mắc trầm cảm sau sinh: Sau sinh nữ giới thường thấy bất lực và khó tâm sự với người thân. Từ đó có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh.
  • Trẻ vị thành niên, sinh viên, học sinh chịu áp lực từ gia đình và việc học tập.
  • Người bị tổn thương não: chấn thương sọ não, u não,….

Bệnh trầm cảm nguy hiểm như thế nào?

Trầm cảm là bệnh lý không nên xem nhẹ, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng sau:

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?
Trầm cảm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Mất khả năng ghi nhớ, tập trung: Khi mắc trầm cảm, việc ghi nhớ, tiếp thu một vấn đề gì đó rất khó khăn. Tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ khiến người bệnh lú lẫn mà mất trí.
  • Hình thành bệnh lý: Trầm cảm là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh lý nguy hiểm như: bệnh tim, huyết áp, tiểu đường, ung thư, mất ngủ và đầu,…
  • Giảm ham muốn: Bất kì nam hay nữ bị bệnh trầm cảm đều có xu hướng giảm ham muốn tình dục trong thời gian dài. Việc này ảnh hưởng không nhỏ tới hạnh phúc gia đình.
  • Lạm dụng chất gây nghiện: Thuốc lá, bia, rượu là những chất gây nghiện thường được người trầm cảm tìm đến để giải tòa vấn đề của bản thân. Việc lạm dụng các chất này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ.
  • Thu hẹp quan hệ xã hội và làm hại bản thân: Trầm cảm trong tiến triển ngày càng nặng làm người bệnh chỉ suy nghĩ và hành động tiêu cực. Không muốn tiếp xúc với nhiều người. Thậm chí những ý định tiêu cực cho bản thân và mọi người xung quanh đều có thể xảy ra.

Biện pháp phòng chống bệnh trầm cảm

Phòng chống trầm cảm là điều vô cùng cần thiết. Vì thế, những cách dưới đây sẽ giúp bạn phòng bệnh và cải thiện trầm cảm hiệu quả.

Bị trầm cảm nên ăn gì?

Chế độ ăn phù hợp và khoa học có thể giúp bạn phòng ngừa được nhiều bệnh và chống lại căn thẳng, stress. Nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trầm cảm.

Bị trầm cảm nên ăn gì?
Bị trầm cảm nên ăn gì?
  • Những thực phẩm tốt như: hoa quà tươi, thịt gà, cá, trứng, gạo nâu, cá thu, bông cải, cà chua, việt quất,…
  • Thực phẩm nên tránh: Nước ngọt, socola, cà phê, bia, trà, rượu chứa nhiều chất kích thích làm gia tăng căng thẳng cho bạn.

Cân bằng công việc và cuộc sống giúp giảm trầm cảm

Tâm trạng tích cực, vui vẻ là yếu tố quan trọng giúp bạn vượt qua mọi trở ngại trong trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Bạn nên tập cho mình thói quen cân bằng cảm xúc, phân bố lượng công việc đồng đều để giảm áp lực.

Cân bằng công việc và gia đình giúp hạn chế bệnh trầm cảm.
Cân bằng cuộc sống giúp phòng tránh trầm cảm tái phát

Ngoài ra, bạn nên chia sẻ, giao lưu với bạn bè và mở rộng mối quan hệ xã hội. Từ đó, vấn đề công việc sẽ giải quyết nhanh hơn và có nhiều lời khuyên hữu ích hơn.

Người bệnh trầm cảm nên ngủ đủ giấc và tăng cường luyện tập thể thao

Ngủ đủ giấc giúp cơ thể lấy lại cân bằng và năng lượng mất đi, từ đó khiến cho tinh thần ổn định hơn. Ngoài ra ngủ đủ giấc còn khiến tăng cường hệ miễn dịch, khiến cho cơ thể phòng tránh bệnh tật hiệu quả.

Tập thể dục giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Tập thể dục thể thao là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Một cách phòng chống và hạn chế trầm cảm hiệu quả nữa là có chế độ thể thao phù hợp. Việc tập thể dục vừa sức sẽ khiến cơ thể thoải mái và có nhiều năng lượng hơn.

Bệnh trầm cảm là bệnh lý thần kinh ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc hằng ngày của nhiều người. Việc điều trị sớm là điều cần thiết, trong đó Đông y là biện pháp tối ưu mà bạn nên lựa chọn. Hiện nay, có nhiều phòng khám Đông y nổi tiếng và uy tín, điển hình là phòng khám y học cổ truyền An Đông. Người bệnh nên tham khảo qua và đến đây thăm khám.

Thẻ:, ,

Đến với Phòng khám Đông Y An Đông bạn sẽ luôn cảm nhận được sự quan tâm, ân cần, nhiệt huyết và tận tình của đội ngũ nhân viên, tập thể y bác sỹ trong suốt quá trình điều trị bệnh. Nhằm đem đến cho người bệnh một chất lượng dịch vụ cũng như môi trường điều trị bệnh tốt nhất, hiện nay Đông Y An Đông đã thực hiện chương trình tư vấn & đặt lịch hẹn khám qua mạng miễn phí….

HOTLINE: 02866 709 555 (HỖ TRỢ 24/7)

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận