Thường xuyên bị tê tay chân khiến bạn khó cầm nắm, đi lại, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Nếu tê tay chân kèm theo đau nhức thì bạn nên chú ý đi thăm khám để điều trị kịp thời.
Thường xuyên bị tê tay chân có nguy hiểm không?
Ban đầu các ngón tay, ngón chân có cảm giác như kim châm hay chuột rút khó chịu. Mức độ tăng dần lên đến khi đau buốt nhiều, dọc cả cánh tay, cản trở cử động.
Khi bệnh bước sang giai đoạn nặng, tay chân không còn cảm giác. Việc cầm nắm đồ vật không còn chắc, khó khăn trong đi lại. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời người bệnh sẽ bị bại liệt hoặc tàn phế vĩnh viễn.
Tình trạng tê tay chân không chỉ xuất hiện ở ngón tay, chân mà còn xuất hiện ở bàn chân, cổ tay, chạy lên cả vùng cẳng chân, mông, đùi, eo kèm theo các triệu chứng như đau vai gáy, đau thắt lưng, đau dọc theo dây thần kinh tọa,…
Thường xuyên bị tê tay chân dấu hiệu bệnh gì
Tê tay chân thường xuyên do đâu?
Theo các nghiên cứu, Thường xuyên bị tê tay chân do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, cần phải tìm hiểu thật kỹ.
Ngủ sai tư thế
Những người có tư thế ngủ sai, thường xuyên ngủ nghiêng 1 bên nhưng không thay đổi. Tư thé này khiến máu lưu thông đến các chi gặp khó khăn khiến toàn bộ cánh tay bị ê buốt, rần rần như kiến bò và không có cảm giác.
Tê tay chân thường xuyên do ngủ sai tư thế
Người có tính chất công việc ngồi lâu, ít vận động, người thường xuyên mang vác vật nặng,…khiến các dây thần kinh bị đè nén dẫn đến Thường xuyên bị tê tay chân.
Chấn thương, tai nạn
Chấn thương do té ngã, tai nạn lao động hay tai nạn giao thông xảy ra ở ở thân, cột sống, hông, chân, mắt cá chân,…đều có thể gây áp lực lên dây thần kinh gây ra những cơn tê tay chân liên tục.
Thay đổi thời tiết
Thời tiết thay đổi thất thường khiến cho cơ thể không thích nghi kịp làm ứ đọng huyết gây ra rối loạn cảm giác, dẫn đến tê bì chân tay thường xuyên. Trường hợp dễ gặp nhất là ở người cao tuổi.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Thường xuyên bị tê tay chân do thiếu hụt dinh dưỡng là khá phổ biến. Nếu cơ thể không được nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: Canxi, Vitamin B, B1, B6, B12,…sẽ khiến cho cơ thể luôn mệt mỏi và gây ra tê chân tay.
Nguyên nhân dẫn tới Thường xuyên bị tê tay chân do thiếu chất dinh dưỡng
Ngoài ra, thường xuyên căng thẳng, stress, tác dụng phụ của một số thuốc tân dược hay hít phải khí độc hại,…đều khiến cho tế bào thần kinh ở tay chân bị tê liệt gây ra bệnh tê tay chân.
Thường xuyên bị tê tay chân là triệu chứng của bệnh gì?
Tê tay chân không đơn giản là do những yếu tố cơ học, mà còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan đến thần kinh và mạch máu. Vậy tê tay chân là triệu chứng bệnh gì?
Thường xuyên bị tê tay chân là dấu hiểu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ và thắt lưng. Lúc này, các dây thần kinh cổ và dây thần kinh tọa bị chèn ép gây ra các cơn đau và tê bì dọc xuống cánh tay, bàn tay và các đầu ngón tay,…
Nguyên nhân gây tê tay chân do thoái hóa đốt sống
Đồng thời cơn đau cũng lan xuống hông, dọc xuống đùi sau, bắp chân sau, bàn chân, gây tê bì từ bắp chân xuống bàn chân.
Thoái hóa khớp
Thoái hóa là quá trình xảy ra theo quy luật tự nhiên. Khi bước vào độ tuổi từ 35 quá trình thoái hóa sẽ xảy ra nhanh hơn.
Khi các khớp gối, háng, khuỷu tay bị thoái hóa thì ác xương chân tay cũng yếu dần. Các cơ ở chân tay cũng teo dần, khả năng chịu lực kém. Lúc này người bệnh dễ bị đau mỏi, tê tay chân thường xuyên.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị rách khiến các nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép vào các dây thần kinh dẫn đến bị tê chân tay thường xuyên.
Thường xuyên bị tê tay chân do thoát vị đĩa đệm
Rối loạn chuyển hóa
Bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến viêm dây thần kinh gây ra tê tay chân. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu, rối loạn các cơ quan mô liên kết, bệnh béo phì, mất cân bằng hormone.
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu bị gián đoạn, gây ra những cơn tê bì ở ngón tay, ngón chân, nặng hơn là cả cánh tay, thậm chí đầu cũng bị tê rần, mệt mỏi.
Bệnh tim mạch
Các bệnh lý về tim mạch như: huyết áp cao, suy tim,…đều khiến cho quá trình co bóp, vận chuyển máu đến các cơ quan của tim hoạt động kém nhất là các đầu ngón tay, ngón chân gây ra tê tay chân kèm theo các triệu chứng như: sưng tê các đầu ngón, đau khớp, mắt và bắp chân bị phù nề,…
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa chạy qua vùng cổ tay bị chèn ép, gây ra các cơn đau nhức, tê bì, châm chích ở lòng bàn tay dọc các ngón tay nhất là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, cơn đau có thể lan lên khắp bàn tay tận cổ tay, cánh tay.
Đa xơ cứng là tình trạng lớp vỏ myelin trong hệ thần kinh trung ương bị hư hỏng, ảnh hưởng đến sự cân bằng, gây chóng mặt, mất cân bằng và mệt mỏi.
Nguyên nhân gây tê tay chân do đa xơ cứng
Khi mắc đa xơ cứng, bệnh nhân sẽ có cảm giác tê tay chân. Lúc đầu cảm giác rất nhẹ, nhưng tần suất sẽ tăng lên dần. Nếu không được điều trị sẽ biến chứng thành đa xơ khớp.
Tê tay chân triệu chứng bệnh gì? Chúng là những bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh nên thăm khám và điều trị kịp thời để tránh để lại những di chứng đáng tiếc.
Thường xuyên bị tê tay chân điều trị dứt điểm như thế nào?
Thường xuyên bị tê tay chân ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động của người bệnh. Bởi vậy nhiều người thắc mắc không biết làm sao để điều trị căn bệnh này.
Điều trị bệnh tê tay chân do nguyên nhân cơ học
Nếu tê tay chân xuất hiện do những yếu tố cơ học, bạn có thể khắc phục bệnh bằng một số biện pháp như:
Tập thể dục thường xuyên: Nên tập luyện thể dục bằng các bài tập đơn giản như: đi bộ, bơi lội, yoga,… Không chỉ cải thiện tuần hoàn máu đến các chi, mà còn giúp nâng cao sức khỏe, tăng khả năng đàn hồi tới các chi.
Điều trị Thường xuyên bị tê tay chân bằng cách tập thể dục
Thay đổi tư thế hợp lý: Không đứng hay ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế. Hạn chế mang vác vật nặng. Thường xuyên thay đổi tư thế ngủ hợp lý để dây thần kinh không bị chèn ép.
Xoa bóp nhẹ nhàng: Khi bị tê bì, không nên làm việc mà hãy ngồi xuống nghỉ ngơi và xoa bóp nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt đến các chi.
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: Canxi, khoáng chất, Vitamin,… Giúp lưu thông máu tốt, khắc phục những cơn tê bì xảy ra. Đồng thời làm hạn chế những tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể.
Điều trị Thường xuyên bị tê tay chân do bệnh lý
Đối với trường hợp bệnh tê tay chân xuất hiện do nguyên nhân bệnh lý, thì cần phải có phương pháp đặc trị khác.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Điều trị bằng các loại thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, các loại vitamin,…giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc Tây không có hiệu quả điều trị bệnh tận gốc. Việc sử dụng trong thời gian dài sẽ gây nhờn thuốc, ảnh hưởng gan, thận,…
Điều trị tê tay chân bằng thuốc Tây
Phẫu thuật điều trị tê tay chân
Nếu việc sử dụng thuốc Tây không mang lại hiệu quả thì người bệnh sẽ chuyển sang điều trị bằng phẫu thuật. Phẫu thuật được thực hiện để giải phóng dây thần kinh trong ống tay để làm giảm tình trạng đau cơ và tê nhất. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật là tốn nhiều chi phí và có thể gây biến chứng về sau.
Điều trị tê tay chân bằng phẫu thuật
Điều trị bằng thuốc Đông y
Đông y là phương pháp chứa nhiều ưu điểm được nhiều người lựa chọn. Theo Đông y, bệnh tê tay chân là do suy nhược cơ thể, sức đề kháng yếu gặp phong hàn thấp sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh.
Đông y điều trị tê tay chân bằng thuốc uống từ các thảo dược trong thiên nhiên như: Thục địa, Quy đầu, Mộc qua, Bạch thược,…có hiệu quả điều trị bệnh tận gốc và hạn chế khả năng bệnh tái phát nên được rất nhiều người lựa chọn.
Điều trị tê tay chân bằng đông y
Tuy nhiên, thuốc Đông y có tác dụng chậm nên người bệnh cần có thời gian kiên trì sử dụng để thuốc phát huy hết tác dụng.
Một số lưu ý cho người bệnh thường xuyên bị tê tay chân
Ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp thì người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
Không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà khi chưa được bác sĩ kê toa.
Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi thật hợp lý. Không đứng hay ngồi quá lâu ở một tư thế, không nên mang giày cao gót quá nhiều.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Lưu ý khi điều trị tê tay chân
Thường xuyên bị tê tay chân có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Từ đó giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị đúng đắn để không phải hối tiếc về sau.