Báo động về tình trạng tê rát chân tay tiềm ẩn nhiều bệnh lý rất nguy hiểm
Posted on 14/07/2020
MỤC LỤC
Tê rát chân tay, chuột rút bàn chân, bàn tay hay tê tay chân kèm với đau lưng đều là những dạng tê tay chân phổ biến hiện nay. Nhiều người thường chủ quan nghĩ rằng cơn đau sẽ tự biến mất sau một thời gian. Nếu tình trạng trên kéo dài quá lâu sẽ gây ra nhiều bệnh xương khớp rất khó điều trị.
Tê rát chân tay là gì
Tê rát chân tay là gì?
Tê rát chân tay là hiện tượng bàn chân, bàn tay bị tê rát kèm theo những cơn đau nhẹ hoặc nặng tùy vào mức độ của bệnh. Ngoài cảm giác tê rát người bệnh cũng xuất hiện tình trạng nóng và ngứa ran ở bàn chân.
Nguyên nhân gây tê rát tay chân
Có rất nhiều nguyên nhân gây tê rát chân tay, trong đó phải kể đến:
Thiếu hụt vitamin B12
Thiếu hụt vitamin B12 sẽ gây tê và ngứa ran kèm với cảm giác nóng rát ở bàn chân và bàn tay. Thiếu hụt vitamin B12 là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc đi bộ.
Tê rát chân tay do thiếu hụt vitamin b12
Đái tháo đường.
Người bệnh đái tháo đường thường có cảm giác tê nóng rát dữ dội ở bàn chân, bàn tay.
Nghiện rượu
Thường xuyên sử dụng rượu trong thời gian dài sẽ làm tổn thương đến các dây thần kinh gây cảm giác tê rát, nóng, ngứa ran ở bàn chân, tay.
Tác dụng phụ của một số thuốc
Các loại thuốc điều trị bệnh như: thuốc chống lao, thuốc hóa trị ung thư,… chứa nhiều tác dụng phụ. Một trong những nguyên nhân chính khiến cho bàn chân, tay tê rát, ngứa ran.
Nguyên nhân gây tê tay chân do bệnh thận mãn tính
Bệnh thận mạn tính
Những triệu chứng của bệnh thận mạn tính hay những bệnh nhân lọc thận thường có cảm giác tê rát bàn chân, tay. Ngoài ra, người bệnh thận mạn tính còn có thể bị rối loạn thần kinh dẫn đến các triệu chứng như: đau nhói, tê dần dần hoặc có cảm giác khó chịu ở tay chân không kiểm soát được làm cho người bệnh khó chịu,…
HIV/AIDS
Virus HIV gây ra những cảm giác ngứa rát, tê ở tay chân. Triệu chứng này còn gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Các triệu chứng tiêu biểu của bệnh này như: yếu cơ, nóng rát ở bàn chân lúc nửa đêm,…
Thiếu máu
Thiếu máu do thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây tê nóng rát ở bàn tay, chân. Người bệnh nên đi xét nghiệm thăm khám để có thể bổ sung sắt kịp thời.
Bệnh Lyme
Đây là căn bệnh xảy ra do côn trùng cắn, tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hay thậm chí là nước bọt của thú cưng trong nhà. Một trong những dấu hiệu của bệnh là tê rát ở tay và bàn chân.
Những dạng tê tay chân thường gặp
1. Tê tay chân đau lưng
Do thời tiết thay đổi: Khi thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho cơ thể không thích nghi kịp sẽ gây nên những cơn tê tay chân và đau lưng.
Cơ thể bị lạnh: Khi cơ thể nhiễm lạnh cùng với buổi sáng khi ngủ dậy nằm đè lên tay làmcho khí huyết khó lưu thông dẫn đến những cơn đau lưng kèm tê tay chân.
Thói quen sinh hoạt: Người thường xuyên lao động nặng nhọc, lười vận động. Đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế dẫn đến đau lưng kèm tê tay và chân.
Chấn thương: Những chấn thương do va đập, té ngã hay tai nạn giao thông khiến cho hệ xương khớp bị tổn thương gây nên những cơn đau nhức.
Thiếu hụt dinh dưỡng: Cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp xương chắc khỏe canxi, vitamin và khoáng chất,…sẽ gây đau lưng kèm tê bì tay chân.
Nhiễm hóa chất: Khi cơ thể nhiễm phải hóa chất độc hại cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây tê liệt cơ thể, tay chân và đau lưng.
Tê tay chân đau lưng là dấu hiệu bệnh gì?
Tê tay chân đau lưng kéo dài, cường độ ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu của các bệnh lý như:
Thoái hóa cột sống: Hiện tượng thoái hóa thường gặp ở những người từ 35 tuổi trở đi. Khi các đốt sống bị thoái hóa cọ sát vào các dây thần kinh. Chúng sẽ gây nên những cơn đau ở vùng lưng và hiện tượng tê tay chân.
Thoái hóa cột sống gây tê tay chân
Viêm ống cổ tay: Viêm ống cổ tay sẽ khiến cho mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép. Chúng gây nên những tổn thương khiến cho máu khó lưu thông. Từ đó gây tê tay chân và đau lưng.
Thoát vị đĩa đệm: Khi dịch nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ gây chèn ép lên tủy sống và rễ dây thần kinh gây ra những cơn đau lưng dữ dội và tê tay chân.
Bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa: Xơ vữa động mạch, béo phì, tiểu đường,…đều là những bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa khiến tay chân tê bì, đau lưng.
2. Tê tay chân và chuột rút
Nguyên nhân gây tê tay chân và chuột rút
Các nguyên nhân gây tê tay chân chuột rút phải kể đến như:
Vận động quá sức: Vận động viên thể thao, người leo núi, phụ nữ mang thai, người leo cầu thang nhiều, người vận động, leo trèo nhiều,… khiến cho cơ thể bị mất muối, mất nước gây ra những cơn tê tay chân và chuột rút.
Làm việc quá lâu: Làm việc mệt mỏi căng thẳng, đứng quá lâu trên nền cứng, cơ bắp căng cứng,…sẽ khiến cho tay chân bị tê và chuột rút vào ban đêm.
Người có cơ bắp lớn: Những người có cơ bắp lớn nếu vận động quá lâu. Vận động vào thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng, cơ thể sẽ bị mất muối khiến nồng độ Ca, Na, Mg, K trong máu giảm gây tê tay chân và chuột rút
Hít phải khí độc: Cơ thể hít phải những khí độc hại sẽ khiến cho hệ thần kinh bị tê liệt dẫn đến tê tay chân kèm theo chuột rút.
Tê tay chân và chuột rút là dấu hiệu bệnh gì?
Tay chân và chuột rút không chỉ nguyên nhân cơ học. Căn bệnh này còn là biểu hiện của nhiều bệnh lí nguy hiểm.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch: Các đường mạch xanh nổi lên gây ra đau đớn, tê bì và chuột rút. Bệnh kiến mất thẩm mỹ, hình thành những cục máu đông trong mạch. Khi các cục máu này trôi về tim sẽ gây ra nhồi máu cơ tim. Gây ngạt khí và khi trôi lên não sẽ gây tai biến mạch máu não.
Tê tay chân dấu hiệu bệnh suy giãn tĩnh mạch
Bệnh loãng xương: cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và canxi sẽ dẫn đến loãng xương. Loãng xương là một trong những nguyên nhân gây tê tay chân và chuột rút. Các khớp xương đau nhức dài ngày gây giòn xương, dễ bị gãy.
Tụt đường huyết, thiếu máu: Thiếu máu và tụt đường huyết sẽ khiến cho da bạn xanh xao, hay mệt mỏi, chán nản, đau đầu, choáng váng, tay chân bị tê cứng chuột rút thậm chí là ngất xỉu, rất nguy hiểm cho tính mạng.
3. Tê chân tay nửa người
Nguyên nhân gây tê chân tay nửa người
Nguyên nhân gây tê chân tay nửa người phải kể đến như:
Thói quen: Những người có thói quen ngủ nằm nghiêng trong nhiều giờ. Ngủ không thay đổi hay nằm không đúng cách sẽ khiến cho dây thần kinh bị chèn ép. Tình này kéo dài khiến bạn bị tê chân tay nửa người.
Chấn thương: Té ngã chấn thương xảy ra ở 1 bên nửa cơ thể gây tê chân tay nửa người
Nguyên nhân gây tê tay chân nửa người
Tê chân tay nửa người là dấu hiệu bệnh gì?
Tê tay chân nửa người là một trong những dấu hiệu của các bệnh lý như:
Thiếu máu não thoáng qua: Đây là tình trạng suy giảm và thiếu hụt lượng máu cung cấp đến cho tế bào não. Bệnh gây nên những cơn tê tay chân nửa người và có thể phục hồi sau vao giờ. Tuy nhiên, bệnh có thể biến chứng thành đột quỵ nếu như không chữa trị kịp thời.
Đau nửa đầu gây liệt nửa người: Đau nửa đầu là tình trạng nguy hiểm của đau đầu. Bệnh gây đau dữ dội như dao đâm, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. Ngoài ra còn gây yếu tạm thời một bệnh cơ thể.
Bệnh thần kinh ngoại biên: Tổn thương các dây thần kinh ngoại biên có cảm giác tê mỏi và đau. Có cảm giác tê tay chân như kim châm, gây tê nửa người.
Tê tay chân nửa người biểu hiện của đột quỵ
Đột quỵ: Đột quỵ xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị ngắt. Đột ngột làm giảm oxy tới mô não tế bào não sẽ chết dần gây tê tay chân nửa người. Chúng gây khó khăn cho đi lại thậm chí là tử vong.
Tác hại nguy hiểm của bệnh tê chân tay
Tê chân tay gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh luôn ở trong trạng thái mệt mỏi vì đau nhức, choáng váng do tê tay chân gây ra.
Khiến cho việc cử động và đi lại trở nên khó khăn. Người bệnh không thể làm những công việc nặng như khuân vác.
Tác hại lớn nhất của bệnh là khiến cho cơ gân bị mất đàn hồi, hẹp ống sống, teo cơ,.. Về lâu dài có thể dẫn đến bại liệt, sống phụ thuộc vào người khác
Tác hại bệnh tê tay chân
Tê bì chân tay phải làm sao?
Tê bì chân tay phải làm sao, là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Để giải đáp được vấn đề này, mời bạn cùng tham khảo tiếp.
1. Do yếu tố cơ học
Nếu tình trạng tê bì chân tay xuất hiện do những thói quen sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh có thể khắc phục bằng cách:
Thay tư thế: Không nên ngồi hay đứng một chỗ quá lâu, ngồi thẳng để xương khớp được ổn định, thay đổi tư thế ngủ thường xuyên để máu được lưu thông.
Nghỉ ngơi hợp lý: Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mang vác vật nặng hay làm việc quá sức, ngủ đúng giờ, ăn đúng bữa, không thức quá khuya.
Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm bổ sung canxi, vitamin D tránh ăn nhiều đạm, dầu mỡ.
Chế độ ăn uống phù hơp chữa tê rát chân tay
Bổ sung nước: Bổ sung đầy đủ nước và các khoáng chất như: nước chanh đường muối, nước dừa,…nhất là sau khi vận động nhiều.
Sống lành mạnh: Có lối sống lành mạnh, tránh sử dụng nhiều rượu, bia hay chất kích thích,…
Luyện tập thể thao: Giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái. Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
2. Do nguyên nhân bệnh lý
Nếu bệnh tê tay chân ngày càng nặng kèm theo những triệu chứng như đau lưng, chuột rút hay tê tay chân nửa người thì đây là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh phải đến ngay cơ sở khám chữa bệnh uy tín để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị thích hợp.
Điều trị tê tay chân do bệnh lý
Tùy vào mức độ, người bệnh cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh tê tay chân phù hợp. Để điều trị dứt điểm được bệnh, hạn chế những biến chứng nguy hiểm về sau.
Tê rát tay chân điều trị bằng phương pháp nào hiệu quả?
Nhiều người bệnh thường chọn các loại thuốc Tân dược vì hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, khi dùng lâu ngày rất dễ phụ thuộc vào thuốc và hứng chịu nhiều tác dụng phụ không đáng có.
Bài thuốc đông y chữa tê rát tay chân hiệu quả
Để cải thiện sức khỏe, trị tận gốc tê rát tay chân nhiều bệnh nhân đã chọn Đông y chữa bệnh đường dài. Ngoài các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên, Đông y còn kết hợp châm cứu – xoa bóp nhằm đẩy nhanh quá trình điều trị với chi phí tiết kiệm.
Lời khuyên: Tê rát tay chân là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, vì thế bạn nên điều trị và thăm khám sớm. Việc này giúp bạn ngăn ngừa biến chứng của bệnh và rút ngắn thời gian điều trị.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ góp phần giúp cho bạn hiểu rõ hơn về bệnh tê rát tay chân. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong điều trị bệnh tê tay chân thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline (028) 66 709 555 để được tư vấn và hỗ trợ.