Posted on 15/09/2020
MỤC LỤC
Vấn đề không biết bệnh gai cột sống không nên ăn gì, nên ăn gì rất nhiều người gặp phải. Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp quá trình phục hồi bệnh nhanh hơn. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp không chỉ giúp kiềm hãm sự phát triển của bệnh mà còn giúp xương chắc khỏe, ngăn chặn nhiều bệnh lý về xương khớp.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chế độ ăn uống luôn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Chế độ này giúp tăng cường khả năng phục hồi và hiệu quả điều trị cho các bệnh lý trong đó có gai cột sống.
Nếu bạn bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ xương khớp sẽ hạn chế được sự phát triển của bệnh. Còn nếu ăn những thực phẩm không tốt cho xương khớp sẽ khiến bệnh phát triển nặng, ngày càng nguy hiểm hơn. Do đó, gai cột sống không nên ăn gì, nên ăn gì cực kỳ quan trọng, bận cầ phai tìm hiểu rõ.
Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh gai cột sống là do chế độ dinh dưỡng không cân bằng, thiếu dưỡng chất. Sự thiếu hụt canxi và khoáng chất sẽ khiến cho đốt sống bị xốp, không còn chắc khỏe, đĩa đệm bị mất nước, xơ hóa, dễ gặp tổn thương.
Khi cột sống bị tổn thương, mất dần cấu trúc, cơ thể sẽ tự đưa canxi vào vị trí tổn thương để làm lành. Tuy nhiên, quát trình truyền tải thông tin sai lệch khiến quá trình lắng đọng canxi quá mức hình thành nên gai xương. Cụ thể bệnh hình thành do thiếu các dưỡng chất sau:
Khi chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt các chất này sẽ khiến cho đĩa đệm và cột sống dễ bị thoái hóa và tổn thương. Đặc biệt là ở những người làm công việc nặng, thường xuyên ngồi một tư thế, người cao tuổi,…
Gai cột sống là bệnh xuất hiện chủ yếu ở người già do quá trình lão hóa. Dù vậy, hiện nay đang dần có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên, bệnh có thể bị kìm hãm sự phát triển hoặc hạn chế đau nhức nhờ vào chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Để tránh tình trạng gai cột sống tiến triển nặng hơn, người bệnh gai cột sống nên kiêng ăn gì? Đó là những loại thực phẩm sau:
Những thực phẩm đã qua tinh chế như: hamburger, pizza, khoai tây chiên, bột mì, bánh mì, bánh quy, bánh ngọt, bún, phở, mì, miến, xôi, thực phẩm đóng hộp,…Tất cả những loại thực phẩm này đã mất đi nguồn dinh dưỡng ban đầu. Hơn nữa chúng chứa rất nhiều tinh bột và hàm lượng lớn calo nhưng rất ít vitamin và khoáng chất. Do đó, không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh mà còn khiến chúng ta tăng cân, ngăn cản đến sự phục hồi của xương khớp.
Ngoài ra, nhóm thực phẩm tinh bột qua tinh chế thường khiến cho dạ dày no lâu. Cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng khác để cung cấp cho nhu cầu chuyển hóa, gây thiếu chất ở khớp và xương. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên kiêm hoàn toàn mà nạp vào đủ chất theo nhu cầu của cơ thể, không lạm dụng quá nhiều.
Dù chất đạm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương nhưng khi bị gai cột sống, người bệnh cần hạn chế các loại thịt đỏ như: thịt bò, cừu, trâu,… Bởi đây là những thực phẩm chứa nhiều sắc tố cơ nên việc bổ sung quá mức nhóm thực phẩm này sẽ khiến gai xương phát triển nhanh chóng.
Thành phần đạm trong thịt đỏ không cân đối và khiến cho dạ dày khó tiêu hóa, cơ thể kém hấp thu. Ngoài ra còn khiến cho hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, làm cơn đau nhức thêm dữ dội.
Do đó, người bị gai cột sống cũng nên hạn ché tối đa sử dụng các loại thịt đỏ. Mỗi tuần người bệnh nên ăn 2 bữa thịt đỏ để tốt cho quá trình điều trị gai cột sống và thay thế nguồn đạm từ thịt gà, chim, ngan,…
Khoai tây chiên, gà rán, xúc xích,..đều chứa nhiều chất béo làm gia tăng lượng cholesterol trong cơ thể. Đây là thủ phạm chính khiến gai cột sống phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng rất kém, gây cảm giác no lâu, cản trở đến quá trình hấp thu các thực phẩm khác.
Đồ ăn cay nóng là thực phẩm không tốt cho người bệnh gai cột sống. Chúng sẽ gây kích ứng, mất cân bằng cơ thể và hạn chế quá trình hấp thu canxi.
Ăn mặn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Còn ăn ngọt quá sẽ là nguy cơ béo phì, đái tháo đường. Các bệnh lý này đều là nguyên nhân khiến cho bệnh gai cột sống thêm trầm trọng. Do đó, đồ ăn chứa nhiều đường và muối là những thực phẩm mà người bệnh gai cột sống nên kiêng ăn.
Theo nghiên cứu, những người ăn mặn, ăn ngọt nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ loãng xương, thoái hóa xương khớp hơn những người có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Những thực phẩm phải kể đến như: Bánh kẹo ngọt, nước ngọt, dưa muối, cà muối,…
Người bệnh gai cột sống cần hạn chế thực phẩm chứa carbohydrate, thực phẩm có đường aspartame, nước ngọt có gas, soda,… Đây là nhóm chất hóa học gây ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh gai cột sống.
Một số chất hóa học chứa trong phụ gia có thể tích lũy ở các khớp xương. Chúng làm rối loạn quá trình hình thành tế bào mới ở xương khớp, thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp khiến bệnh thêm trầm trọng.
Một số loại hoa quả, trái cây như: Việt quất, mận, cà chua, củ cải đường, khoai tây,…là những loại trái cây tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với bệnh gai cột sống, chúng là nguồn chứa axit oxalic khá lớn. Khi kết hợp với canxi sinh ra muối lắng đọng ở thận gây sỏi, làm cơ thể thiếu hụt canxi khiến bệnh kéo dài và thêm đau buốt.
Rượu, bia, đồ uống có ga, chất kích thích đều gây cản trở đến quá trình đào thải axit uric của cơ thể. Các chất có hại bên trong nhóm thực phẩm này không chỉ khiến cho quá trình phát triển gai cột sống diễn ra nhanh hơn mà còn gây hại lớn cho sức khỏe.
Do đó, để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh tốt, người bệnh nên tránh xa các thức uống trên.
Bên cạnh tìm hiểu bệnh gai cột sống kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: Canxi, Vitamin D, Magie,…để cho quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao nhất.
Việc tìm hiểu bệnh gai cột sống không nên ăn gì là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng chỉ có tác dụng hỗ trợ cho quá trình chữa trị bệnh gai cột sống được hiệu quả, hạn chế bệnh tiến triển nặng chứ không có khả năng chữa bệnh.
Để quá trình chữa trị bệnh gai cột sống đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng với sử dụng thuốc. Hiện nay, do những tác dụng phụ mà thuốc Tây mang lại, nên việc chữa trị gai cột sống bằng Đông y đang là giải pháp được nhiều người hướng đến.
Thuốc Đông y chữa trị bệnh gai cột sống sử dụng các thảo dược hoàn toàn trong thiên nhiên, có dược tính mạnh mẽ và an toàn cao cho người bệnh, đảm bảo không tác dụng phụ cho quá trình chữa trị. Một số thảo dược trong Đông y dùng chữa trị gai cột sống như: Bạch thược, Uy linh tiên, Mộc qua, Đỗ trọng,…
Chữa trị bệnh gai cột sống cần có thời gian kiên trì sử dụng và áp dụng đúng phương pháp. Do đó, người bệnh nên lựa chọn thuốc Đông y để chữa bệnh kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thể theo điều đặn sẽ giúp cho quá trình chữa trị đạt hiệu quả cao nhất.
Hy vọng, với những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn giải đáp được thắc mắc bệnh gai cột sống không nên ăn gì. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của người bệnh. Do đó, ngoài chữa trị bằng thuốc thì ăn uống khoa học là yếu tố mà người bệnh cần đặt lên hàng đầu.
Thẻ:bệnh gai cột sống kiêng gì, gai cột sống ăn gì tốt nhất, gai cột sống không nên ăn gì, gai cột sông nên ăn gì