Posted on 24/06/2020
MỤC LỤC
Đau lưng phổi, đau lưng gần phổi, đau lưng vùng chậu hay đau lưng vùng thận đều thuộc dạng đau lưng gây đau đớn ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh đau lưng ? Đây có phải là biểu hiện của bệnh nguy hiểm không? Để tìm hiểu rõ về vấn đề này, mời bạn tham khảo ngay thông tin bên dưới nhé!
Các triệu chứng đau lưng sau phổi của nam và nữ khác nhau, người hút thuốc và không hút thuốc cũng khác nhau. Vì vậy người bệnh nên cần chú ý hết sức đến sức khỏe qua các biểu hiện sau:
Đau lưng gần phổi hay đau lưng phổi thường do các yếu tố tác động từ bên ngoài. Bên cạnh đó, đau lưng sau phổi cũng do các bệnh lý nguy hiểm về cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,… Đau lưng làm cản trở rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt, thậm chí là dẫn đến bại liệt.
Ngoài ra, nếu không phải do các yếu tố trên thì tình trạng đau lưng gần phổi chính là cảnh báo cho những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến phổi, phổ biến nhất là:
Khi phổi bị viêm sẽ khiến cho lồng ngực và lưng xuất hiện những cơn đau nhẹ. Những cơn đau lưng sau phổi có thể xuất hiện khi người bệnh hít thở. Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.
Khi 2 màng khí ở phổi bị tràn ra ngoài khiến các nang vỡ đột ngột làm khí phổi thoát ra. Lúc này, ở màng phổi sẽ bị kích thích gây ra các cơn đau lưng phía sau phổi. Các cơn đau này thường xuất hiện đột ngột và rất bất ngờ.
Một số triệu chứng kèm theo như tụt huyết áp, rung thanh giảm, suy hô hấp, xẹp phổi,…. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng.
Ung thư phổi là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có biểu hiện điển hình là đau lưng sau phổi. Khi khối u hình thành và phát triển nó sẽ xâm lấn ra màng phổi, rồi đến thành ngực. Sau đó chèn ép lên các mạch máu gây ra các cơn đau lưng sau phổi dữ dội.
Ung thư phổi rất khó nhận biết, chỉ đến khi người bệnh xét nghiệm mới có thể phát hiện. Vì vậy, khi xuất hiện những cơn đau vùng lưng sau phổi, người bệnh nên đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng vùng chậu, tuy nhiên, phải kể đến những nguyên nhân chính sau:
Các triệu chứng của bệnh đau lưng vùng chậu rất dễ nhận biết. Người bệnh có thể phát hiện qua các dấu hiệu sau:
Nếu đơn thuần là những cơn đau lưng vùng xương chậu nhẹ, diễn ra trong thời gian ngắn và không tái phát thì chỉ đơn giản là những phản ứng của cơ thể khi chịu phải các tác động bên ngoài. Tuy nhiên, nếu những cơn đau xuất hiện thường xuyên thì đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm, trong đó phải kể đến như:
Những cơn đau ruột thừa do viêm nhiễm trùng ruột thường kéo theo các cơn đau lưng vùng chậu với các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, sốt.
Khi bị sỏi thận người bệnh thường có cảm giác đau ở vùng xương chậu do các viên sỏi kích thích niệu đạo.
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường khiến người bệnh tiểu đau, khó tiểu, tiểu nhiều lần,…gây áp lực lên vùng chậu khiến đau lưng vùng chậu.
Đau nhức vùng xương chậu là một biểu hiện của viêm bàng quang kẽ, buồn đi tiểu, đi tiểu đau và trong khi giao hợp cũng có thể xảy ra khi bạn bị bệnh này.
Đây là tình trạng một cơ quan trong vùng chậu rơi vào một vị trí thấp hơn bình thường gây ra tình trạng đau nhức vùng xương chậu.
Khi khối u phát triển trong tử cung sẽ gây ra các cơn đau lưng vùng chậu nhẹ. Đau khi quan hệ và gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của phụ nữ.
Đau lưng vùng chậu gây tổn thương đến hệ thần kinh dây chằng, dây thần kinh 2 chi dưới. Chúng khiến vùng xương chậu bị viêm nhiễm, khả năng vận động yếu. Thậm chí có thể dẫn đến bại liệt nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Đau lưng vùng thận do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó phải kể đến các nguyên nhân như:
Nếu chỉ là những cơn đau lưng, nhức mỏi thông thường, không tái phát thì người bệnh không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau lưng đau lưng diễn ra thường xuyên và cường động ngày càng tăng thì đó là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nguy hiểm liên quan đến thận, trong đó phải kể đến:
Vi khuẩn do bệnh viêm đường tiết niệu gây ra sẽ gây sưng viêm, phù nề, giảm bài tiết thận rồi gây xơ hóa thận nên dẫn đến đau lưng ở vùng thận.
Tình trạng sỏi thận sẽ khiến cho người bệnh bị đau lưng kèm theo cảm giác đau lệch một bên cột sống và đau ở mạn sườn dưới, buồn nôn, vã mồ hôi.
Đau lưng ở vùng thận là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh suy thận. Ở giai đoạn đầu các cơn đau xuất hiện nhẹ rồi dần hết. Về sau gây đau dữ dội lan ra trước ngược, co rút, căng cơ.
Khi xuất hiện các triệu chứng đau lưng ở khu vục gần phổi, sau phối, vùng thận, hay vùng chậu, người bệnh nên xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị chính xác nhất.
Nếu bệnh xuất hiện do các yếu tố tác động bên ngoài nhất thời, không thường xuyên tái phát thì người bệnh có thể khắc phục bằng cách chỉnh tư thế làm việc, thực hiện xoa bóp, massage để giảm các cơn đau. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức kéo dài, người nên điều trị bằng thuốc đặc trị để hạn chế được những biến chứng xấu nhất xảy ra.
Bài thuốc nam là phương pháp điều trị theo dân gian, sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm từ thiên nhiên như: cây trinh nữ, cây xương rồng,…giúp tiết kiệm chi phí cho người bệnh nên được nhiều người bệnh lựa chọn điều trị.
Lưu ý: Chữa đau lưng bằng thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh chứ không có khả năng điều trị bệnh tận gốc. Bên cạnh đó, bài thuốc chưa được kiểm duyệt về mức độ an toàn và hiệu quả nên không được khuyến khích sử dụng.
Tây y là phương pháp điều trị theo hướng nhanh chóng, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh nên được rất nhiều người bệnh hướng đến. Một số loại thuốc Tây được dùng trong điều trị các bệnh đau lưng như: Thuốc kháng viêm không Steroid, Thuốc giãn cơ, Vitamin nhóm B,…
Đối với trường hợp bệnh đau lưng nặng, Tây y sẽ phẫu thuật để chỉnh lại đốt sống xương.
Thuốc Tây y tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng chỉ nhất thời. Cơn đau sẽ tái phát sau một thời gian nếu ngưng sử dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây nhờn thuốc, ảnh hưởng gan thận. Phương pháp phẫu thuật tốn nhiều chi phí và dễ xảy ra biến chứng về sau.
Đông y được xem là giải pháp tối ưu nhất hiện nay. Không chỉ khắc phục hoàn toàn nhược điểm của tây y. Đông y còn mang đến những lợi ích lâu dài mà người bệnh không ngờ tới.
Đông y điều trị bệnh đau lưng bằng những bài thuốc uống kết hợp vật lí trị liệu. Một số phương pháp kết hợp như châm cứu, bấm huyệt…
Sau khi khám bệnh, bác sĩ liệt kê về liều lượng các vị thuốc phù hợp từng bệnh nhân.
Bài thuốc 1: Thục địa, Sơn thù, Hoài sơn, Câu kỷ tử, Lộc giác giao, Đỗ trọng, Phụ tử, Nhục quế, Đương quy,…và một số bài thuốc quý khác.
Công dụng: điều trị đau lưng vùng thận kèm theo chân tay mát lạnh, sợ lạnh, nước tiểu trong, sắc lưỡi nhạt.
Bài thuốc 2: Xuyên khung, Ngưu tất, Cam thảo, Tần giao, Đương quy, Tang ký sinh, Đỗ trọng, Phục linh, Tế tân, Thục địa, Đẳng sâm,…và một số bài thuốc quý khác.
Công dụng: điều trị đau lưng vùng phổi, kèm theo những cơn ho, người bệnh chán ăn.
Bài thuốc 3: Hương phụ, Nhũ hương, Khương hoạt, Đào nhân, Địa long, Đương quy, Hồng hoa, Chích thảo, Ngũ linh chi, Ngưu tất,…và một số bài thuốc quý khác.
Công dụng: điều trị đau lưng vùng chậu, cơn đau lưng tăng lên khi trời lạnh, cảm giác sợ lạnh, tiểu trong.
Lưu ý: Những bài thuốc đông y rất hiệu quả và tác dụng lâu bền. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được tự ý đi mua thuốc. Tránh những trường hợp tiền mất tật mang. Tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Bài thuốc từ các thảo dược hoàn toàn thiên nhiên, an toàn cao.
Hoạt huyết, ứ tán, hành khí giúp người bệnh giảm đau hiệu quả.
Những bài thuốc đông y thường phát huy công dụng chậm hơn các phương pháp khác. Bởi vậy, đòi hỏi người bị đau lưng nên kiên trì uống thuốc trong thời gian dài.
Ngoài việc sử dụng bài thuốc uống, đông y còn hỗ trợ chữa trị hỗ trợ từ bên ngoài. Sự kết hợp này để thúc đẩy nhanh quá trình điều trị, giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng.
Châm cứu, bấm nguyệt:
Thực hiện châm cứu, bấm nguyệt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Phương pháp này giúp đã thông kinh mạch, tăng cường tuần hoàn máu, nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe.
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu giúp kéo dãn cơ, giảm các tác nhân gây chèn ép cột sống. Đồng thời giúp lành xương do chấn thương, lấy lại chức năng ban đầu của lưng.
Đau lưng gần phổi, sau phổi, vùng chậu, vùng thận đều là những dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, khi phát hiện những biểu hiện bất thường trên cơ thể, người bệnh hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở khám điều trị bệnh uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. ư vấn và hỗ trợ.
Thẻ:bệnh đau lưng, đau lưng, đau lưng phổi