992 Trần Hưng Đạo,
P.7, Q.5, TP.HCM

Thời gian làm việc
8h - 20h (Cả tuần)

Hotline tư vấn
02866 709 555

Bệnh trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì

Posted on 08/08/2020


MỤC LỤC

Theo thống kê vào cuối năm 2019 thì có tới 22,8% người bệnh trầm cảm là trẻ em. Con số này ngày càng gia tăng theo thời gian,. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên tham khảo qua bài viết này để nhận biết và điều trị sớm trầm cảm ở trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ

Khi trẻ bị trầm cảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách cư xử, giao tiếp, suy nghĩ và cảm nhận của trẻ về mọi vật xung quanh. Trầm cảm ở trẻ được coi là triệu chứng của rối loạn tâm trạng gây buồn chán kéo dài.

Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ
Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ
  • Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ từ sơ sinh đến 3 tuổi: Bé chậm lớn, kén ăn, không thích chơi đùa cũng như hay cáu gắt.
  • Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ từ 3 – 5 tuổi: Trẻ chậm tiếp thu, dễ té ngã và thường sợ hãi quá mức. Kèm theo đó, trẻ chậm phát triển hơn bạn bè trang lứa, nói ít.
  • Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ từ 6 – 8 tuổi: Trẻ thường bám theo bố mẹ, ít giao lưu với bạn bè, có hành vi bạo lực hoặc không tiếp xúc với ai.
  • Dấu hiệu trầm cảm từ 9 – 12 tuổi: Trẻ hay nói về chủ đề chết chóc, khó tiếp thu kiến thức trong trường học. Thường xuyên mất ngủ và hay than trách thầy cô hoặc bố mẹ.

Việc trẻ có những hành vi, biểu hiện khác lạ không hẳn là trẻ bị trầm cảm. Tuy nhiên, nếu việc này lặp lại nhiều lần trong thời gian dài thì phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám ngay.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ trong độ tuổi dậy thì

Trẻ trong độ tuổi dậy thì là thời kỳ khá nhạy cảm và có sự thay đổi về  mặt tâm sinh lý rõ rệt. Khi thấy trẻ có những biểu hiện tiêu cực dưới đây thì có thể trẻ đang mắc trầm cảm:

Trầm cảm ở tuổi dậy thì
Trầm cảm ở tuổi dậy thì
  • Thường xuyên nóng tính và có biểu hiện tức giận như bỏ ăn, đập phá đồ đạc, la hét,…
  • Cảm thấy mình vô dụng, bất tài trong gia đình, cuộc sống không còn vui vẻ và ý nghĩa.
  • Tâm trạng buồn vui thất thường, đôi lúc trầm lắng và ảm đạm.
  • Thay đổi kiểu ngủ, thời gian ngủ quá ít hoặc quá nhiều.
  • Trẻ ăn uống quá mức và coi đồ ăn như thú vui để giải tỏa tâm lý.
  • Trẻ có thái độ giận hờn, xa lánh bố mẹ, người mệt mỏi và nghĩ đến tự tử.

Nguyên nhân trầm cảm ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở trẻ. Đa số, các bậc phụ huynh thường không quan tâm biểu hiện của trẻ dẫn đến bệnh tiến triển nặng thì mới điều trị.

Nguyên nhân trầm cảm
Nguyên nhân trầm cảm
  • Nguyên nhân do di truyền: Trẻ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 3 lần khi có bố mẹ từng mắc trầm cảm.
  • Nguyên nhân do môi trường: Một môi trường không tốt ảnh hưởng rất nhiều tới trẻ. Hành vi và tính cách của trẻ sẽ thay đổi do trẻ tiếp thu nhanh từ điều kiện môi trường xấu.
  • Trẻ gặp chấn thương tâm lý: Trẻ có xu hướng khép mình, ít giao tiếp, sợ hãi khi đối diện với cú sốc tâm lý như người thân mất, lạm dụng tình dục hoặc học tập không tốt.
  • Nguyên nhân do gia đình: Phụ huynh áp đặt trẻ vào trong vấn đề học tập, cuộc sống khiến trẻ gặp phải áp lực. Bên cạnh đó, việc thiếu tình thương hay gia đình gặp biến cố khiến trẻ mắc trầm cảm.
  • Nguyên nhân do học tập: Trẻ đến trường bị bạn bè bắt nạt hay không thể hòa nhập. Cùng với đó là áp lực học tập và thành tích khiến trẻ khó tiếp nhận và dần thu mình lại.

Hậu quả của bệnh trầm cảm ở trẻ

Trầm cảm xảy ra trong độ tuổi còn quá nhỏ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến tâm lý cũng như sức khoẻ của trẻ. Trong đó nhức tác hại tiêu biểu có thể kể đến như:

Hậu quả của bệnh trầm cảm ở trẻ
Hậu quả của bệnh trầm cảm ở trẻ
  • Trẻ tự cô lập bản thân, khó giao tiếp với bạn bè. Ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt sau này.
  • Hình thành nhiều bệnh lý: rối loạn lo âu, ám ảnh, bệnh về đường tiêu hóa,….
  • Trẻ bị mất cân bằng thể chất vì ăn quá nhiều hoặc chán ăn lâu ngày do trầm cảm.
  • Những hành vị gây hại cho bạn bè, người thân. Thậm chí là ý định tự sát.
  • Mối quan hệ gia đình ngày càng xa cách, trẻ dễ nghiện chất kích thích.

Cách phòng ngừa bệnh trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm là bệnh lý rất khó phát hiện, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên đang trong giai đoạn dậy thì. Vì vậy, cha mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa dưới đây:

Phòng ngừa trầm cảm ở trẻ
Phòng ngừa trầm cảm ở trẻ
  • Phụ huynh nên quan sát biểu hiện bất thường của trẻ, đồng thời trò chuyện với trẻ nhiều hơn.
  • Lắng nghe và tập cho trẻ thói quen, mục tiêu trong cuộc sống. Không áp đặt tư tưởng cho trẻ.
  • Quan tâm, chia sẻ xem chúng cần gì và hạn chế thay đổi môi trường sống.
  • Cho trẻ vui chơi, giải trí hàng tuần hoặc tham gia cắm trại. Các khóa giao tiếp kỹ năng.
  • Tạo điều kiện cho trẻ được phát huy, quan tâm cuộc sống hằng ngày của trẻ.
  • Chú ý tới dinh dưỡng cũng như các hoạt động thể thao phù hợp.

Phương pháp chữa bệnh trầm cảm ở trẻ

Có nhiều phương pháp chữa bệnh trầm cảm ở trẻ khác nhau, dưới đây là một vài phương pháp hiệu quả mà cha mẹ có thể tìm hiểu.

Tâm lý trị liệu chữa trầm cảm

Chuyên gia tâm lý sẽ là người trực tiếp nói chuyện, giúp trẻ giải tỏa mọi khúc mắt trong cuộc sống hằng ngày. Tâm lý trị liệu hay còn gọi là liệu pháp tâm lý có thể giúp trẻ:

Tâm lý trị liệu chữa bệnh trầm cảm
Tâm lý trị liệu chữa bệnh trầm cảm
  • Vượt qua khủng hoảng và khó khăn trong đời sống hằng ngày từ gia đình đến học tập.
  • Tìm ra giải pháp để giải quyết và đối phó với vấn đề đang mắc phải.
  • Phát triển và mở rộng những mối quan hệ xung quanh của trẻ.
  • Khơi gợi được nguyên nhân và yếu tố gây trầm cảm cho trẻ.
  • Lấy lại niềm tin, lạc quan đúng với lứa tuổi. Tập cho trẻ cách đối mặt vượt qua sợ hãi.

Biện pháp tâm lý áp dụng được trong giai đoạn bệnh trầm cảm của trẻ từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên đây chỉ là cách cải thiện tạm thời, trong trường hợp nặng đòi hỏi cần thêm thuốc để điều trị.

Chữa trầm cảm cho trẻ cảm bằng thuốc Tây

Đối với trẻ vị thành niên đang trong giai đoạn dậy thì khi mắc bệnh trầm cảm. Biện pháp dùng thuốc và đi thăm khám Tây y là phương pháp được phụ huynh ưu tiên lựa chọn.

thuoc chua viem da co dia bang tay y
Chữa trầm cảm cho trẻ cảm bằng thuốc Tây

Tuy nhiên, tác dụng phụ của các loại thuốc Tây y này rất lớn, bao gồm:

  • Rủi ro trong quá trình ngưng thuốc: Khi trẻ ngưng dùng thuốc chống trầm cảm hay bỏ cử trong vài ngày sẽ khiến trẻ khó chịu. Các triệu chứng trầm cảm sẽ tiến triển nặng nề hơn.
  • Quá trình phát triển thể chất bị ảnh hưởng : Một vài thuốc trầm cảm khiến trẻ tăng cân hoặc sụt cân đột ngột. Đồng thời cơ thể trẻ trở nên yếu ớt và sức đề kháng kém.
  • Tăng nguy cơ tự sát: Trong một số trường hợp, việc thanh thiếu niên, trẻ em khi bắt đầu dùng thuốc trong vài tuần đầu hoặc thay đổi liều có khả năng suy nghĩ tiêu cực và hành vi tự sát.

Chữa bệnh trầm cảm cho trẻ bằng Đông y

Đông y trị bệnh trầm cảm trẻ em chia thành 2 phương pháp chính và kết hợp song song với nhau. Những bài thuốc Đông y cùng với phương pháp trị liệu đi kèm rất hiệu quả trong quá trình chữa bệnh.

bai thuoc tri thieu mau nao dong y
Thuốc Đông y chữa trầm cảm cho trẻ

Bài thuốc Đông y tiêu biểu chữa bệnh động kinh ở trẻ em:

  • Bài thuốc 1: Cam thảo, thiên môn đông, ngũ vị tử, đan sâm, huyền sâm, hoàng liên,…cùng nhiều vị thuốc quý khác.
  • Bài thuốc 2: Xà sàng, bạch truật, bạch chỉ, nhân sâm, đương quy, viễn chí, phục linh,…gia giảm thêm vài vị thuốc Đông y khác.

Hai bài thuốc Đông y chữa trầm cảm ở trẻ được kết hợp nhiều dược liệu quý, trị bệnh trầm cảm từ sâu bên trong. Tuy nhiên, phụ huynh không nên tự ý áp dụng tại nhà, nên đưa trẻ đến phòng khám Đông y thăm khám nhằm có liệu trình và phương pháp trị phù hợp.

Châm cứu, tập vật lý trị liệu chữa trầm cảm cho trẻ

Bên cạnh những bài thuốc quý, Đông y trị bệnh trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì còn kết hợp thêm bấm huyệt, luyện cho trẻ những bài tập vật lý trị liệu phù hợp. Đối với thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì sẽ có thêm châm cứu.

xoa bop chua tram cam cho tre
Xoa bóp giúp điều trị trầm cảm cho trẻ

Biện  pháp châm cứu, vật lý trị liệu có nhiều ưu điểm như:

  • Giúp hệ thần kinh hoạt động, làm việc hiệu quả. Tâm trạng thư thái và giảm trầm cảm.
  • Nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị thuốc Đông y.
  • Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp còn giúp cải thiện và tăng cường hệ tiêu hóa.
  • Giảm nhanh triệu chứng mệt mỏi, chán ăn khi trẻ bị trầm cảm.

Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì là bệnh đang trong tình trạng đáng báo động, Không chỉ ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần, sức khỏe mà còn nhiều hệ lụy đáng tiếc. Vì thế, phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám tại cơ sở Đông y chất lượng như phòng khám đông y An Đông để quá trình điều trị được rút ngắn và hiệu quả nhất.

Thẻ:,
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận