992 Trần Hưng Đạo,
P.7, Q.5, TP.HCM

Thời gian làm việc
8h - 20h (Cả tuần)

Hotline tư vấn
02866 709 555

Rối loạn lo âu và 7 thông tin quan trọng mà bệnh nhân nên biết!

Posted on 10/08/2020


MỤC LỤC

Rối loạn lo âu là căn bệnh thường gặp ở người trẻ, nguyên nhân bắt nguồn từ công việc, áp lực trong đời sống hằng ngày. Nhận biết sơm dấu hiệu bệnh sẽ giúp các bạn có phương pháp điều trị và ngăn ngừa bệnh phù hợp.

Rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu là bệnh đặc trưng bởi sự thay đổi và rối loạn tâm lý xảy ra trong cơ thể người bệnh. Những người mắc bệnh thường có cảm giác lo lắng quá mức đối với một tình huống hay sự việc nào đó.

Thế nào là rối loạn lo âu.
Thế nào là rối loạn lo âu

Khi mắc rối loạn lo âu, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng lo lắng vô lý. Khi biểu hiện này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn lo âu là gì?

Dựa vào những biểu hiện bệnh lý của từng người, rối loạn lo âu hình thành do những nguyên nhân sau :

Rối loạn lo âu do thay đổi hormone trong cơ thể

Việc thiếu hụt các hormone dẫn truyền thần kinh hay còn gọi là “hormone hạnh phúc” có thể khiến người bệnh rối loạn về cảm xúc và tâm lý.

Rối loạn lo âu do thay đổi hormone.
Rối loạn lo âu do thay đổi hormone

Rối loạn lo âu khiến mạng lưới liên lạc, dẫn truyền thông tin của não bộ bị phá vỡ. Từ đó, khiến người bệnh phản ứng chậm trong một số tình huống. Đây là một trong những lý do gây bệnh chủ yếu.

Rối loạn lo âu do di truyền

Rối loạn lo âu được nhiều nhà khoa học Mỹ nghiên cứu và chỉ ra tính chất di truyền liên quan đến tiền sử gia đình. Tuy nhiên, bệnh còn phụ thuộc vào môi trường và hoàn cảnh sống.

Rối loạn lo âu do di truyền.
Di truyền là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Khi bố mẹ trong gia đình có tiền sử hoặc đang mắc phải căn bệnh này thì tỷ lệ con cái của họ mắc bệnh rất cao, đồng thời trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi những hành vi của bố mẹ.

Rối loạn lo âu do căng thẳng và lạm dụng chất gây nghiện

Áp lực đến từ nhiều phía như thay đổi công việc, thất nghiệp, môi trường sống, phụ nữ mang thai,…khiến chúng ta lo nghĩ và lâu dần thành bệnh.

Sử dụng thuốc lá cũng là nguyên nhân gây rối loạn lo âu.
Sử dụng thuốc lá cũng là nguyên nhân gây bệnh

Nhiều người nghĩ dùng bia, rượu để dễ ngủ và quên đi những lo toan trong cuộc sống. Tuy nhiên, những chất này dễ gây nghiện và khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Rối loạn lo âu do nguyên nhân khác

Nhiều người mắc nhiều bệnh lý như: bệnh về nội tiết, thần kinh, tiểu đường, tim mạch, tiêu hóa thường lo nghĩ quá nhiều. Khi tình trạng kéo dài quá lâu sẽ gây ra những rối loạn về tâm lý và lo âu kéo dài.

Rối loạn lo âu do các bệnh lý khác.
Thuốc an thần gây ra nhiều tác dụng phụ

Tác dụng phụ của an thần, thuốc ngủ khiến chúng ta có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đồng thời còn kéo theo những bệnh lý khác.

5 dạng rối loạn lo âu thường gặp hiện nay

Rối loạn lo âu là bệnh lý thường gặp ở nữ giới, dựa vào dấu hiệu mà bệnh được chia là 5 dạng như sau:

5 dạng rối loạn lo âu thường gặp
5 dạng bệnh thường gặp
  • Rối loạn lo âu toàn thể: Người bệnh luôn lo lắng về mọi mặt trong cuộc sống. Triệu chứng điển hình như: mất ngủ, không thể tập trung, lo lắng quá mức.
  • Rối loạn lo âu hoảng loạn: Cảm giác khiếp sợ, kinh hoàng bao trùm lên cuộc sống của người bệnh. Từ đó, khiến người bệnh tự cô lập, né tránh mọi người.
  • Rối loạn lo âu sau chấn thương: Những ám ảnh tâm lý sau tai nạn, chấn thương khiến người bệnh mãi lo sợ và gia tăng hành động tiêu cực.
  • Rối loạn lo âu cưỡng chế: Những vấn đề tưởng như bình thường trong cuộc sống lại khiến người bệnh ám ảnh như: sợ máu, sợ bẩn, sợ độ cao, sợ tai nạn,…
  • Rối loạn lo âu xã hội: Khi tiếp xúc với đám đông, người lạ luôn cảm thấy căng thẳng, lo lắng. Từ đó né tránh hoạt động xã hội và giao tiếp.

Dấu hiệu bệnh rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu có nhiều triệu chứng khác nhau. Mà người bệnh có thể dễ dàng nhận diện như:

Triệu chứng rối loạn lo âu.
Triệu chứng rối loạn lo âu
  • Lo lắng, căng thẳng về một việc nào đó quá mức.
  • Không giữ được bình tĩnh, đi lại liên tục, nói nhiều và đứng ngồi không yên.
  • Suy giảm trí nhớ trầm trọng, mất khả năng tập trung vào mọi việc.
  • Ám ảnh về một việc trong quá khứ, sợ hãi vô cớ.
  • Ra mồ hôi nhiều, tay chân run, tim đập nhanh và thở dốc.
  • Xương khớp đau mỏi, uể oải, đau đầu kèm theo chóng mặt.
  • Thay đổi khẩu vị, sụt cân, hệ tiêu hóa bị rối loạn.
  • Ngủ không đủ giấc, thường xuyên mơ thấy chuyện cũ và hay nghi ngờ bản thân.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến trầm cảm. Từ đó, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến xã hội và chính bản thân người bệnh.

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không ?

Rối loạn lo âu là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, có tới 30% người tự tử là do căn bệnh này.

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?

Đặc biệt, bệnh sẽ không thuyên giảm mà còn nặng dần theo thời gian. Vì vậy người bệnh phải có phương án điều trị sớm và kịp thời.

Ảnh hưởng của bệnh rối loạn lo âu trong cuộc sống

Rối loạn lo âu ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống hằng ngày và đời sống tinh thần bao gồm:

Biến chứng của rối loạn lo âu.
Biến chứng của rối loạn lo âu
  • Dẫn đến tệ nạn xã hội: Mất cân bằng tâm lý khiến người bệnh sa đọa vào việc nghiện ngập chất kích thích. Từ đó gây ra nhiều tệ nạn khó lường.
  • Công việc, mối quan hệ bị ảnh hưởng: Bệnh khiến bạn tự thu hẹp mối quan hệ xã hội, gia đình,.. Từ đó, việc mất đi một số mối quan hệ và điều thiết yếu.
  • Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Viêm đường ruột, hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh thường mắc
  • Hệ tim mạch bị ảnh hưởng: Cơ thể lo lắng, căng thẳng khiến cơ thể suy nhược. Từ đó, gây áp lực cho hệ tim mạch dẫn đến tức ngực và đột quỵ.
  • Gây cản trở hoạt động hằng ngày: Cảm giác đau đầu, mệt mỏi khiến người bệnh cảm thấy bế tắc trong cuộc sống. Việc này khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.

Cách phòng ngừa rối loạn lo âu

Để rối loạn lo âu không còn là nỗi lo và có cuộc sống vui vẻ, tràn đầy năng lượng hằng ngày. Bạn nên có biện pháp phòng chống như sau:

Cách phòng ngừa rối loạn lo âu.
Cách phòng ngừa rối loạn lo âu
  • Thư giãn, giảm căng thẳng bằng các bài tập yoga hoặc vận động nhẹ.
  • Từ bỏ cà phê, thuốc lá, bia, rượu để giải tỏa nỗi muộn phiền, lo lắng.
  • Cố gắng cân bằng giấc ngủ bằng cách ngủ đúng giờ, đủ giấc.
  • Đi du lịch hay các hoạt động vui chơi vào ngày cuối tuần cùng với bạn bè để thư giãn.
  • Rèn luyện thể dục thể thao, tìm cách hòa nhập với công việc.
  • Chế độ ăn hằng ngày cân đối, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm lên men.

Rối loạn lo âu là bệnh lý không của riêng ai, mọi người đều có thể mắc bệnh, Để ngăn ngừa biến chứng cũng như phòng tránh hiệu quả. Bạn nên thay đổi thói quen hằng ngày và liên hệ ngay với phòng khám Đông y An Đông. Từ đó được các bác sĩ tư vấn liệu trình điều trị bệnh hiệu quả.

Thẻ:, ,
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận