Parkinson là bệnh lý rất thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá khi có rất nhiều bệnh nhân có độ tuổi ở khoảng 30. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh Parkinson có thể để lại những di chứng khó phục hồi về sau.
Bệnh Parkinson là gì?
Bệnh parkinson là một trong những bệnh thần kinh nguy hiểm. Thường xuất hiện khi nhóm tế bào trong não gặp phải tình trạng thoái hoá.
Parkinson dẫn đến những hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng vận động của cơ bắp. Khiến người bệnh đi lại khó khăn, tay chân run rẩy, khó cử động.
Trong trường hợp nặng, bệnh không được chữa trị đúng cách sẽ làm ảnh hưởng tới các tế bào thần kinh, làm thiếu hụt một lượng lớn dophamin.
Bệnh Parkinson có tiến triển rất nhanh, kèm theo đó là nhiều biến chứng ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và cuộc sống của người bệnh. Vì thế, cần tìm phương pháp chữa trị phù hợp để ngăn ngừa và cải thiện bệnh.
Nguyên nhân bệnh Parkinson
Có nhiều nguyên nhân cũng như giả thuyết của y khoa nói về nguyên nhân mắc Parkinson. Tuy nhiên, phải kể đến những nguyên nhân điển hình dưới đây:
Parkinson do di truyền: Theo nhiều nguyên cứu cho thấy, bệnh Parkinson có một gen di truyền. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có nghĩa rằng bạn sẽ mắc bệnh khi có người thân từng bị bệnh Parkinson.
Parkinson do lây nhiễm nguồn bệnh từ bên ngoài: Các loại virus hay các hóa chất độc hại từ môi trường làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Parkinson do xuất hiện các khối lewy trong não: Các khối này làm chèn ép thần kinh và cũng là tác nhân gây bệnh Parkinson.
Parkinson do ti thể: Ti thể bất thường là nguyên nhân gây nên sự biến đổi cũng như hại của màng tế bào, ADN, protein… Dẫn đến những rối loạn trong não bộ của người bệnh.
Triệu chứng bệnh Parkinson
Parkinson là bệnh có dâu hiệu dễ nhận biết, bạn có thể dễ dàng phát hiện bệnh qua những triệu chứng sau:
Thay đổi về mặt tính cách: Việc thay đổi tính cách, hành vi, cách ứng xử tình huống hằng ngày. Hoặc hành động của người bệnh có biểu hiện bất thường là dấu hiệu của parkinson.
Vận động trở nên chậm chạp: Các hoạt động thường ngày như: quay đầu, xoay cổ, buộc dây giày trở nên chậm chạp… Là biểu hiện của bệnh trong giai đoạn đầu.
Suy giảm khứu giác: Người bệnh hoàn toàn không cảm nhận được mùi vị của thực phẩm trong giai đoạn bệnh mới khởi phát. Nếu để lâu sẽ biến chứng nặng thêm.
Hệ tiêu hóa gặp vấn đề: Đối với bệnh nhân mắc bệnh Parkinson, các vấn đề tiêu hóa thường gặp là táo bón, đặc biệt là người cao tuổi.
Đau vai và mệt mỏi: Tình trạng đau vai kéo dài, kể cả khi người bệnh điều trị cũng không khỏi. Kèm theo đó là triệu chứng mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
Thói quen sinh hoạt thay đổi: Tính tình trở nên bất thường, giọng nói, chữ viết thay đổi. Kèm theo đó là thay đổi thói quen hoạt động hằng ngày.
Một số biểu hiện khác như: Dễ mất thăng bằng, mất ngủ, liệt mặt, di chuyển chậm chạp và khó khăn, run nhẹ,….
Đối tượng nào dễ mắc bệnh Parkinson
Theo nhiều cuộc khảo sát thì tỷ lệ nam giới mắc bệnh Parkinson cao hơn nữ giới. Đặc biệt là những người trên 60 tuổi, bệnh ngày càng gia tăng theo độ tuổi và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Không chỉ có người già dễ mắc bệnh Parkinson mà người trẻ cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ cao. Các biểu hiện ban đầu khá mờ nhạt nên đa số nhiều người còn chủ quan.
Một số yếu tố làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson như: giới tính, ảnh hưởng từ yếu tố di truyền, tuổi tác, tiếp xúc với môi trường có nhiều độc tố.
7 biến chứng thường gặp của bệnh Parkinson
Parkinson làm người bệnh khó nuốt
Cơ miệng của người bệnh bị suy yếu do bệnh Parkinson gây nên. Từ đó khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt và tiến triển ngày càng xấu nếu phát hiện bệnh trễ.
Một số lưu ý sau sẽ giúp người bệnh dễ dàng ăn uống hơn:
Nên uống nước từng ngụm hoặc ngậm một viên đá lạnh nhỏ trước bữa ăn.
Nên ăn thức ăn chậm, ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ.
Nuốt hết thức ăn trong miệng trước khi ăn lượng thức ăn tiếp theo.
Đối với những thực phẩm cứng nên dùng môt ít nước.
Ngồi thẳng lưng hoặc vận động nhẹ sau bữa ăn, kê cao đầu khi ngủ,…
Parkinson gây ra vấn đề về bàng quang và ruột
Người bệnh Parkinson thường hay buồn tiểu liên tục, nhất là vào ban đêm. Tình trạng táo bón, tiêu chảy rất hay gặp ở người bệnh Parkinson.
Cách cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm:
Rèn luyện thói quen đi vệ sinh trong cùng thời điểm nhất định.
Bổ sung nước và chất xơ đầy đủ cho cơ thể…
Bệnh Parkinson gây tụt huyết áp
Tụt huyết áp làm người bệnh dễ ngã, choáng váng và dễ chấn thương. Khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột như: ngồi xuống, đứng lên, xoay người rất dễ gặp phải tình trạng này.
Parkinson khiến giấc ngủ bị rối loạn
Người bệnh Parkinson thường có giấc ngủ chập chờn hay gặp ác mộng. Đồng thời thường hay bị tiểu đêm làm cản trở giấc ngủ.
Để có một giấc ngủ ngon, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:
Hạn chế uống những chất kích thích, tránh ngủ nhiều vào ban ngày.
Có thói quen ngủ đúng giờ, ngâm mình trong nước ấm để thư giãn.
Vệ sinh chỗ ngủ sạch sẽ, thư giãn trước khi ngủ như: đọc sách, nghe nhạc,…
Parkinson gây đau đớn và rối loạn vận động
Các hoạt động hằng ngày cũng như sinh hoạt thông thường của người bệnh bị rối loạn, cảm giác bồn chồn, co giật,…Kèm theo đó là cảm giác đau nhức xương khớp, mặc dù có sự can thiệp của y khoa.
Để hạn chế tình trạng này, bạn nên:
Rèn luyện thể thao vừa sức, áp dụng các bài vật lý trị liệu.
Xoa bóp, châm cứu vùng khớp bị đau. Hạn chế làm việc nặng và không nên dùng cà phê, bia,…
Parkinson gây trầm cảm và sa sút trí tuệ
Bệnh Parkinson cần điều trị lâu dài và người bệnh thường xuyên phải đối mặt với những triệu chứng của bệnh. Từ đó dẫn đến lo âu, trầm cảm, sa sút trị tuệ diễn ra nhanh chóng.
Parkinson làm giảm ham muốn tình dục
Các dây thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến người bệnh Parkinson không thể cương cứng và thực hiện chức năng tình dục. Từ đó, gây ra tâm lý chán nản và có xu hướng né tránh chuyện chăn gối.
Bệnh Parkinson gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng không nhỏ tới người bệnh. Tuy nhiên, nếu điều trị sớm, kết hợp thêm chế độ ăn uống và thể thao khoa học thì người bệnh có thể duy trì cuộc sống từ 10 – 20 năm.
Cách phòng ngừa bệnh Parkinson hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh Parkinson, bạn nên áp dụng một số thói quen tốt sau:
Thường xuyên bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng hoặc bổ sung từ thực phẩm hằng ngày.
Việc uống trà xanh sẽ giúp bạn đào thải độc tố và và ngăn cản những chất gây hại cho não.
Hạn chế tiếp xúc với những chất độc hại, đặc biệt là thuốc trừ sâu, phân hóa học,…
Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và có chế độ thể thao phù hợp.
Dùng cà phê hợp lý để ngăn ngừa những bệnh liên quan tới sức khỏe.
Bệnh Parkinson rất nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người bệnh, kể cả công việc và sinh hoạt đơn giản hằng ngày. Có thể thấy, trong 3 phương pháp chữa trị, Đông y là cách chữa hữu hiệu, an toàn, tiết kiệm nhất cho người bệnh. Nếu muốn điều trị bệnh parkinson bằng Đông y, người bệnh có thể liên hệ đến phòng khám Đông y An Đông để được tư vấn điều trị miễn phí.
Đến với Phòng khám Đông Y An Đông bạn sẽ luôn cảm nhận được sự quan tâm, ân cần, nhiệt huyết và tận tình của đội ngũ nhân viên, tập thể y bác sỹ trong suốt quá trình điều trị bệnh. Nhằm đem đến cho người bệnh một chất lượng dịch vụ cũng như môi trường điều trị bệnh tốt nhất, hiện nay Đông Y An Đông đã thực hiện chương trình tư vấn & đặt lịch hẹn khám qua mạng miễn phí….