Posted on 14/05/2021
MỤC LỤC
Hen suyễn là căn bệnh xảy ra phổ biến ở khắp các nước trên thế giới. Theo thống kê, có đến 80% trường hợp tử vong do bệnh hen suyễn ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Vậy bệnh hen suyễn là gì? Bệnh hen suyễn có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!
Hen suyễn còn gọi là hen phế quản là căn bệnh viêm đường hô hấp mãn tính. Khi cơn hen xuất hiện, lớp niêm mạc của phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự viêm nhiễm khiến cho đường dẫn khí bị thu hẹp, lượng khí đi vào phổi giảm.
Khi bệnh hen suyễn trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp, người bệnh phải đối diện với tình trạng khò khè, khó thở.
Hen suyễn bội nhiễm là một dạng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, xảy ra trên một bệnh nền là hen phế quản và đến sau mỗi đợt hen. Lúc này, dịch hô hấp của người bệnh sẽ có chứa vi khuẩn, tình trạng ứ đọng dịch hô hấp gây ứ trệ quá trình lưu thông dịch dẫn đến hen bội nhiễm.
Vì sao bị hen suyễn? Bệnh hen suyễn từ đâu ra có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh, theo nghiên cứu, bệnh xuất phát chủ yếu do các yếu tố dị nguyên, và các chất kích ứng trong môi trường khiến cơn hen kéo dài.
Nắm rõ hen suyễn và triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện bệnh và có hướng điều trị hiệu quả. Các triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn gồm:
Các triệu chứng khó thở, khò khè do bệnh hen suyễn gây ra khiến nhiều người bệnh lo lắng hen suyễn có nguy hiểm không? Bệnh hen suyễn không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân, mà còn để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh hen suyễn nguy hiểm như thế nào?
Chính sự tắc nghẽn của đường dẫn khí lâu ngày sẽ khiến cho khí thở bị tích tụ ở lồng ngực gây căng tròn lồng ngực, xương ức cũng bị nhô ra phía trước gây biến dạng lồng ngực, tình trạng biến dạng lồng ngực cực kỳ nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em.
Khi hen suyễn đã chuyển sang mức độ nặng sẽ khiến cho phế nang bị giãn nở rộng, mạch máu tại các phế nang thưa khiến áp lực trong phế nang tăng lên. Vậy bệnh hen suyễn có chết không? Chỉ cần người bệnh ho mạnh, lao động hay làm việc quá sức, sẽ khiến cho phế nang vỡ ra, gây tràn khí màng phổi dẫn đến đột tử bất cứ lúc nào.
Khi cấu trúc của phổi và đường hô hấp bị tổn thương quá nặng nề sẽ khiến người bệnh bị khó thở liên tục, người tím tái, đôi khi gây ngưng thở phải thở bằng bình oxy. Đây là biến chứng của bệnh hen suyễn xảy ra phổ biến nhất.
Bệnh hen suyễn có di truyền không? Bệnh hen suyễn lây qua đường nào? là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Bởi không ít người cho rằng, bệnh hen suyễn xuất hiện là do bố mẹ di truyền sang cho con. Điều này khiến cho phụ huynh mắc bệnh lo sợ về sức khỏe của con sau này.
Trên thực tế, khoa học đã chứng minh, hen suyễn là một bệnh lý thể hiện mức độ dị ứng của cơ thể với các tác nhân bên ngoài. Do đó, bệnh hoàn toàn không có tính di truyền 100%. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà có thể mắc bệnh hay không.
Đối với trường hợp gia đình có cả bố và mẹ mắc bệnh thì con sinh ra sẽ có nguy cơ bị dị ứng lớn hơn 30% so với trường hợp vợ chồng bình thường.
Tuy nhiên, không phải người có cơ địa dễ bị hen thì sẽ bị bệnh hen suyễn. Số người mắc bệnh chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhất định, tác nhân môi trường và thời tiết thường là nguyên nhân chính gây bệnh.
Khi người thân trong gia đình mắc bệnh hen suyễn, đặc biệt là những người sử dụng chung đồ dùng cá nhân, khiến nhiều người thắc mắc bệnh hen suyễn có lây nhiễm không?
Trên thực tế, hen suyễn là căn bệnh viêm đường hô hấp, xảy ra do cơ địa dị ứng với các yếu tố bên ngoài, đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm và không có khả năng lây nhiễm.
Do đó, thay vì lo lắng hen suyễn có bị lây không, bạn hãy quan tâm, chăm sóc cho người thân của mình và hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng chung các vật dụng cá nhân.
Hen suyễn là căn bệnh mãn tính, vậy bệnh hen suyễn có chữa khỏi đường không? Mặc dù là căn bệnh mãn tính, nhưng bệnh hen suyễn hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh lựa chọn đúng phương pháp và kiên trì thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, quá trình điều trị bệnh cần phải được tiến hành sớm. Người bệnh kiên trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý mới có hiệu quả.
Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị. Do đó, người bệnh cần phải tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và tìm đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
Hen suyễn kéo dài bao lâu thì khỏi? Mặc dù bệnh hen suyễn có thể kiểm soát được, tuy nhiên, bệnh hen suyễn bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ bệnh, cơ địa, chế độ ăn uống, sinh hoạt và phương pháp điều trị.
Cơn hen suyễn thường xuất hiện bất ngờ, do đó, nhiều người luôn muốn tìm hiểu vấn đề lên cơn hen suyễn phải làm sao? Khi cơn hen suyễn xảy ra, người bệnh cần lưu ý:
Có rất nhiều cách chữa trị hen suyễn, trong đó, Đông y, Tây y và thuốc nam là 3 phương pháp phổ biến nhất. Tuy nhiên, không phải cách chữa trị hen suyễn nào cũng hiệu quả dứt điểm.
Tây y điều trị hen suyễn sử dụng các loại thuốc tân dược ở dạng uống, dạng hít,…giúp cắt cơn hen nhanh chóng.
Tuy nhiên, thuốc Tây y chỉ cắt cơn hen tạm thời, không thể điều trị bệnh dứt điểm. Ngoài ra, sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây nhờn thuốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thuốc nam chữa bệnh hen suyễn là phương pháp dân gian sử dụng nguyên liệu quen thuộc như: Ngũ sắc, lá trầu không,…giúp người bệnh tiết kiệm chi phí điều trị.
Tuy nhiên, những bài thuốc nam chỉ phù hợp với người bệnh hen suyễn nhẹ, người bệnh nặng không có hiệu quả. Ngoài ra, đây là phương pháp dân gian chưa được y học kiểm chứng về mức độ an toàn và hiệu quả nên không được khuyến khích sử dụng.
Đông y là phương pháp y học cổ truyền. Theo Đông y, cơ thể con người là một thể thống nhất, do đó, để điều trị hen suyễn dứt điểm cần phải tác động vào nguyên căn gây bệnh, cân bằng Âm – Dương, có như vậy bệnh mới điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn.
Phương pháp Đông y chữa hen suyễn sử dụng thuốc uống từ thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn cao, kết hợp với bấm huyệt, mang đến tác dụng kép, hồi phục sức khỏe toàn diện.
Tuy nhiên, thuốc Đông y có tác dụng chậm, do đó, người bệnh cần phải có thời gian kiên trì sử dụng thuốc để trị hen suyễn dứt điểm.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó, mỗi người nên chủ động nắng rõ cách phòng bệnh hen suyễn sau đây:
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh hen suyễn có chữa được không? Bất kể một bệnh lý nào cũng cần được tiến hành điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị gây ra biến chứng nguy hiểm.
Thẻ:bệnh hen suyễn, bệnh hen suyễn có chữa được không, bệnh hen suyễn có di truyền không, bệnh hen suyễn có lây không, cách chữa bệnh hen suyễn dứt điểm