Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng bệnh vẩy nến bạn nên biết
Posted on 28/02/2020
MỤC LỤC
Suy thận, suy tim, đột quỵ, huyết áp thấp,…là những biến chứng bạn có thể gặp phải khi bị vảy nến nếu không được phát hiện và chữa trị. Vì vậy người bệnh cần tìm hiểu về bệnh vảy nến sớm để biết nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có giải pháp kiểm soát, điều trị kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng bệnh vảy nến người bệnh cần biết.
Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến, gây ra các mảng bám trên da nhưng không gây nhiễm trùng.
Tại những vùng da bị bệnh vảy nến, các tế bào da sẽ phát triển nhanh hơn gấp nhiều lần so với bình thường do hiện tượng tăng sinh tế bào. Vì vậy mà các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ tạo thành các mảng bám dày, màu đỏ bạc, gây ngứa ngáy khó chịu trên da.
Nguyên nhân bệnh vảy nến thường gặp
Để tìm hiểu về bệnh vảy nến, đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh. Nhưng hiện nay, để nói về nguyên nhân chính xác gây nên căn bệnh này thì vẫn chưa thể xác định được. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh vẩy nến hình thành có thể do sự suy yếu của hệ miễn dịch và các yếu tố nguy cơ khác tác động gây nên.
Do yếu tố di truyền: Có đến 29,8% bệnh nhân mắc bệnh vảy nến là do yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu bố mẹ mắc bệnh vẩy nến thì khả năng con cái mắc phải căn bệnh này là rất cao.
Do tiếp xúc với hóa chất: Việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chứa chất kích ứng da nhưu: bột giặt, sữa tắm hay các loại mỹ phẩm kém chất lượng,…có thể khiến bạn bị bệnh vẩy nến.
Do cơ chế miễn dịch: Khi cơ chế miễn dịch bị suy yếu sẽ tiết ra các hoạt chất sinh học có thể làm thúc đẩy tăng sinh tế bào, làm rối loạn quá trình biệt hóa tế bào sừng dẫn đến bệnh vẩy nến xuất hiện.
Do lạm dụng thuốc: Nếu người bệnh sử dụng các loại thuốc có chứa các thành phần corticoid, thuốc Lithium, thuốc chống sốt rét,… trong thời gian dài mà không có hướng dẫn của bác sĩ sẽ làm cho bệnh vảy nến dễ bùng phát.
Ngoài ra, việc sử dụng rượu bia, thuốc lá, căng thẳng kéo dài hay thừa cân béo phì,…cũng là những yếu tố có thể kích hoạt vẩy nến bùng phát.
Triệu chứng bệnh vẩy nến
Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh vẩy nến, người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua những triệu chứng này để có biện pháp điều trị và kiểm soát bệnh tốt nhất.
Ngứa da: Khi bị vẩy nến người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát và ngứa dữ dội xung quanh khu vực bị vẩy nến. Những cơ ngứa xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.
Xuất hiện mảng trắng: Có rất nhiều mảng trắng bạc như những lớp vảy sẽ xuất hiện trên bề mặt da bị vảy nến. Chúng dễ bong tróc với phấn trắng rơi nhiều, khi cạo những lớp vảy này sẽ thấy những lớp vảy khác chồng chất lên nhau xuất hiện ngay sau đó.
Mẩn đỏ da: Tại những vùng da bị tổn thương sẽ bị ửng đỏ và lớp vảy trắng sẽ bao phủ toàn bộ làn da đỏ này. Tùy thuộc vào kích cỡ vảy nến mà mảng đỏ nhiều hay ít.
Vị trí tổn thương: Thông thường vảy nến sẽ xuất hiện ở một số vị trí như: da đầu, đầu gối, khuỷu tay, móng tay, móng chân, mông, vùng da xương cùng…và có thể bị toàn thân.
Tổn thương khớp: Những người bị bệnh vảy nến có thể bị viêm khớp, cứng khớp, biến dạng khớp gây khó khăn cho việc đi lại.
Biến chứng của bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến tuy lành tính, không không gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, nhưng nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra một số biến chứng sau đây:
Biến chứng lên thận: Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến có thể gây tác dụng phụ lên thận, khiến thận không thể lọc bỏ các chất thải dư thừa ra khỏi cơ thể, lâu dài chất thải tích tụ tạo thành tinh thể tồn tại trong thận dấn đến sỏi thận.
Biến chứng lên tim mạch và huyết áp: Vảy nến có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và làm tăng khả năng bị huyết áp cao. Nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh vảy nến cũng có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng cholesterol trong máu, đau tim, đột quỵ,…
Biến chứng rối loạn chuyển hóa: Người bị bệnh vảy nến có nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như: béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ,…
Biến chứng tiểu đường type 2: Bệnh vảy nến có thể làm tăng nồng độ Insulin trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
Ngoài các biến chứng nêu trên, bệnh vảy nến còn có thể gây ra các biến chứng như: suy nhược cơ thể, suy giảm thính giác, gây ra các bệnh lý ở miệng, tăng nguy cơ ung thư,…
Nguy cơ dẫn đến biến chứng của bệnh vảy nến là rất cao. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của bệnh vảy nến trong bài viết này. Hy vọng sẽ giúp cho các bạn tìm hiểu về bệnh vảy nến một cách rõ ràng hơn và chọn được phương pháp chữa bệnh vảy nến tốt nhất cho bản thân.
Đến với Phòng khám Đông Y An Đông bạn sẽ luôn cảm nhận được sự quan tâm, ân cần, nhiệt huyết và tận tình của đội ngũ nhân viên, tập thể y bác sỹ trong suốt quá trình điều trị bệnh. Nhằm đem đến cho người bệnh một chất lượng dịch vụ cũng như môi trường điều trị bệnh tốt nhất, hiện nay Đông Y An Đông đã thực hiện chương trình tư vấn & đặt lịch hẹn khám qua mạng miễn phí….