Giải Mã Về Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?
Posted on 28/05/2021
MỤC LỤC
Mặc dù là bệnh ngoài da nhưng nổi mề đay ở trẻ em lại gây ra nhiều phiền toái và biến chứng nguy hiểm. Khi gặp phải tình trạng này trẻ sẽ rất khó chịu, bỏ ăn và quấy khóc cả ngày làm cho bố mẹ ăn không ngon ngủ không yên. Do đó, việc tìm đúng nguyên nhân, triệu chứng và lựa chọn cách chữa phù hợp cho trẻ là điều cần thiết đối với bố mẹ.
Nguyên nhân trẻ bị nổi mề đay là gì?
Bệnh nổi mề đay ở trẻ em thường xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Một số nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ em
Trẻ bị dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột khi trời chuyển nóng hoặc chuyển lạnh được xác định là những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em bị nổi mề đay.
Trẻ bị dị ứng sữa, đồ ăn: Một số món ăn dễ gây kích ứng như cua, tôm, sữa, lúa mì, đậu phộng,… khiến cơ địa của trẻ dễ kích ứng sinh ra nổi mề đay trên da.
Do nọc độc côn trùng: Nổi mề đay do côn trùng cắn thường khiến da trẻ bị sưng tấy, đau rát, ngứa ngáy. Trường hợp nặng bé có thể bị khó thở, nôn mửa, tiêu chảy,…
Do tác dụng phụ của thuốc: Hoạt chất trong một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau có thể gây kích ứng cho da trẻ.
Do di truyền: Trẻ sơ sinh bị nổi mề đay có thể do di truyền từ bố hoặc mẹ.
Do tiếp xúc với các dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, hợp chất hóa học,… hoặc do mặc quần áo quá chật.
Triệu chứng nổi mề đay ở trẻ thường rất đa dạng và phụ thuộc nhiều vào cơ địa, mức độ nặng nhẹ và tác nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng ở trẻ khi bị nổi mày đay mà bố mẹ cần chú ý:
3 triệu chứng nổi mề chủ yếu ở trẻ
Da trẻ bị nổi ban ngứa, mẩn đỏ và sưng phù theo từng nốt hoặc mảng.
Các mảng mề đay có màu trắng hoặc hồng nhạt và nổi ranh giới rõ ràng với những vùng da xung quanh.
Với trường hợp mề đay nặng, trẻ có thể bị sưng mắt, sưng mí, phù môi.. gây ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc cả ngày.
Bên cạnh đó, nổi mề đay ở trẻ em còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: da nổi mụn li ti giống mụn cám, phát ban đỏ, bỏ bú, quấy khóc và có thể kèm theo triệu chứng tiêu chảy.
Ở giai đoạn nhẹ (cấp tính), các triệu chứng nổi mề đay ở trẻ em thường xuất hiện đột ngột và tự biến mất sau vài giờ hoặc kéo dài dưới 6 tuần. Tuy nhiên, với trường hợp mãn tính, tình trạng này sẽ kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Bé bị nổi mề đay khắp người phải làm sao?
Do làn da nhạy cảm, mỏng manh, sức đề kháng kém nên trẻ rất dễ bị dị ứng và nổi mề đay. Triệu chứng có thể xuất hiện ở một vài vị trí nhưng cũng có thể lan ra toàn cơ thể. Vậy bé bị nổi mề đay khắp người phải làm sao?
Trước tiên, cha mẹ nên xác định và loại bỏ nguyên nhân gây nổi mề day ở trẻ em. Nếu tác nhân do dị ứng thức ăn thì phải kích thích cho trẻ nôn, ói để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Nếu do dị ứng thời tiết hay tiếp xúc với khói bụi, nấm mốc,.. thì phải nhanh chóng làm sạch da và thay quần áo rộng rãi thoáng mát. Còn đối với nhân khác như do thuốc hay nọc độc côn trùng thì nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để hỗ trợ điều trị.
Để giảm các triệu chứng nổi mề đay ở trẻ em, bố mẹ có thể dùng cách chườm lạnh. Dùng khăn bông mềm bọc đá chườm lên các vùng da bị nổi mẩn ngứa. Chườm lạnh trong khoảng 10 phút và có thể lặp lại nhiều lần nếu các triệu chứng còn xuất hiện.
Chườm lạnh để giảm nhanh các triệu chứng nổi mề đay ở trẻ em
Khi tắm cho trẻ nên dùng nước ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh. Sử dụng xà phòng phù hợp với da của trẻ, thoa nhẹ không chà xát mạnh tay để tránh gây viêm nhiễm trên da.
Bố mẹ nên dùng quần áo cho trẻ có chất liệu mềm, khô thoáng, thấm hút mồ hôi và đặc biệt là rộng rãi, thoải mái cho trẻ.
Khi nổi mề đay sẽ gây ngứa dữ dội nên mẹ cần cắt ngắn móng tay cho trẻ để tránh làm da bị trầy xước khi gãi. Mẹ có thể dùng bao tay để bọc tay trẻ để hạn chế gãi do ngứa.
Trẻ cần được bổ sung đầy đủ khoáng chất, vitamin và dưỡng chất cần thiết để nâng cao đề kháng ở trẻ giúp đẩy lùi triệu chứng mề đay, mẩn ngứa.
Các biện pháp sơ cứu trên sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng dị ứng nổi mề đay ở trẻ em. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và tái đi tái lại nhiều lần khiến bệnh thành mãn tính. Do đó, trẻ cần đi bác sĩ để thăm khám và điều trị với phương pháp phù hợp.
Trẻ bị nổi mề đay có nguy hiểm không?
Không giống như người lớn, nổi mề đay ở trẻ em không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn dẫn đến trình trạng mất ngủ, bỏ ăn và quấy khóc, nhất là vào ban đêm. Lâu dần, nếu không có phương pháp điều trị phù hợp thì tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ bị sụt cân, suy nhược cơ thể và phát sinh những bệnh lý khác. Đồng thời, khi bị ngứa trẻ sẽ cào gãi khiến da bị tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng da và để lại sẹo thâm sau điều trị.
Trẻ bị nổi mề đay có nguy hiểm không?
Ngoài ra, một số trường hợp nổi mề đay ở trẻ em nặng còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm như sốt, sốc phản vệ, phù đường thở, phù mạch gây nghẹt thở, suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, bố mẹ không nên chủ quan khi phát hiện tình trạng nổi mề đay ở trẻ em.
Bé bị nổi mề đay về đêm có ảnh hưởng gì không?
Nổi mề đay ở trẻ em thường xuất hiện và gây ra các triệu chứng ngứa ngáy dữ dội mọi lúc mọi nơi, nhất là vào ban đêm. Vậy bé bị nổi mề đay về đêm có ảnh hưởng gì không?
Đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân tại bệnh sao lại bùng phát mạnh mẽ vào ban đêm so với thời điểm khác. Ngoài những tác hại của bệnh như đã nên trên thì tình trạng này cũng gây không ít phiền toái cho cả trẻ và bố mẹ, bởi khiến trẻ mất ngủ, ngứa ngáy và quấy khóc liên tục cả đêm. Các triệu chứng của bệnh mề đay kéo dài sẽ khiến trẻ và bố mẹ rơi vào tình trạng kiệt sức, mệt mỏi và vô cùng căng thẳng.
Hình ảnh trẻ bị nổi mề đay
Hình ảnh trẻ bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết
Hình ảnh trẻ bị nổi mề đay do dị ứng thức ăn
Hình ảnh trẻ bị nổi mề đay do tiếp xúc với các dị nguyên như khói bụi, nấm mốc, …
Trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết?
Thực tế là không có câu trả lời chính xác cho trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết. Tuy nhiên, theo bác sĩ Đông y An Đông, với trường hợp nổi mề đay ở trẻ em cấp tính thì có thể tự khỏi và biến mất hoàn toàn trong một vài ngày. Bệnh cũng có thể tái phát lại nhưng thời gian kéo dài không quá 6 tuần.
Tuy nhiên, nếu là trẻ bị mày đay mãn tính thì bệnh sẽ rất lâu khỏi. Các triệu chứng bệnh thường sẽ kéo dài hơn 6 tuần và tái đi tái lại nhiều lần với tần suất nhanh hơn. Đồng thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, tiêu hóa,… Do đó, để ngăn ngừa bệnh tái phát, trẻ phải được thăm khám và chữa trị đúng phương pháp.
Từ xưa, nhiều người đã truyền tai nhau áp dụng cách trị nổi mề đay tại nhà cho trẻ và mang lại hiệu quả bất ngờ. Cách chữa này chủ yếu sử dụng các dược liệu có sẵn trong tự nhiên, nên rất dễ tìm và tiết kiệm chi phí.
Trị nổi mề đay ở trẻ em bằng lá nha đam
Từ lâu, nha đam đã được biết đến với khả năng làm dịu da, sát khuẩn hiệu quả. Bên cạnh đó, gel nha đam còn có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm và giảm triệu chứng phù nề do bệnh nổi mề đay ở trẻ em gây ra.
Bôi gel nha đam vào các vùng da bị nổi mề đay
Cách thực hiện: Lột bỏ vỏ và tách lấy phần nhựa trong lá nha đam. Sau đó, bôi trực tiếp gel nha đam lên những vùng da của trẻ đang bị nổi mề đay. Trẻ sẽ nhanh chóng thấy mát và cảm giác dễ chịu trên da.
Cách chữa với lá bạc hà
Đây cũng là một trong những cách chữa bệnh mề day cho trẻ không thể bỏ qua. Lá bạc hà không chỉ có công dụng giảm sưng, đau và làm dịu da tại chỗ mà còn giúp ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
Vò nát, giã lá bạc hà đắp vào vùng da nổi mề đay để giảm sưng ngứa
Cách thực hiện: Dùng lá bạc hà rửa sạch, vò nát hoặc bỏ vào cối giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên da. Nếu trẻ bị nổi mề đay khắp cơ thể thì có thể kết hợp cùng với cách nấu nước tắm để vệ sinh cơ thể.
Nước muối có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn rất cao. Do đó việc sử dụng nước muối để làm sạch da vừa giúp lỗ chân lông thông thoáng và vừa tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng nổi mề đay ở trẻ em.
Cách thực hiện: Pha một lượng muối vừa phải với nước ấm và khuấy đều. Dùng nước muối lau rửa vùng da bị nổi mề đay, tránh cọ xát mạnh gây tổn thương da. Sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khô.
Bé bị nổi mề đay tắm lá gì?
Ngoài những bài thuốc bôi, dùng dân gian chữa mề đay còn nổi tiếng với các bài thuốc tắm an toàn và hiệu quả. Vậy, bé bị nổi mề đay tắm là gì?
Tắm lá trầu chữa bệnh nổi mề đay ở trẻ em.
Lá trầu là loại thuốc nam có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm điều trị hiệu quả cho da bị nổi mề đay. Dùng lá trầu không là cách trị nổi mề đay tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ em.
Nấu nước lá trầu không chữa nổi mề đay ở trẻ em
Cách thực hiện: Dùng lá trầu rửa sạch và nấu cùng 2 – 3 lít nước. Pha nước lá vừa đun với nước lạnh để vệ sinh cơ thể cho trẻ.
Tắm lá khế chua chữa nổi mề đay
Trong bài thuốc dân gian, là khế chua là loại thuốc nam quen thuộc được dùng chữa các bệnh ngoài da như dị ứng, viêm da cơ địa và đặc biệt là chứng nổi mề đay. Trong lá khế chua có hàm lượng chất oxy hóa lớn, giúp giảm sưng, viêm và tái tạo các tế bào da.
Dùng lá khế chua nấu nước tắm chữa nổi mề đay
Cách thực hiện: Dùng một nắm lá khế chua, đun sôi, để nguội lại và tắm cho trẻ. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Tắm lá trà xanh chữa nổi mề đay
Lá trà xanh được biết với khả năng giảm viêm, tiêu sưng và ngăn ngừa sự xâm nhập của các gốc tự do gây hại cho tế bào da. Đây là loại loại dược liệu có công dụng làm sạch da, kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn giúp loại bỏ nổi mề đay ở trẻ.
Tắm bằng nước lá trà xanh giúp làm sạch da và giảm nhanh những cơn ngứa
Cách thực hiện: Dùng 1 nắm lá trà xanh, đun sôi với nước. Dùng nước này pha ấm và tắm cho trẻ mỗi ngày.
Bé bị nổi mề đay kiêng ăn gì?
Bé bị nổi mề đay kiêng ăn gì là thông tin quan trong mà bố mẹ cần phải nắm rõ để hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm bố mẹ lưu ý nên tránh khi lên thực đơn cho trẻ.
Hải sản
Lưu ý hạn chế một số loại hải sản cho trẻ có cơ địa dễ bị kích ứng
Một số loại hải sản như cua, ghẹ, tôm, sò, mực, ốc…là nhóm thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ có cơ địa nhạy cảm thì bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn nhóm thực phẩm này. Bởi hải sản có thể khiến cơ thể trẻ dễ bị kích ứng và làm cho tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn.
Một số triệu chứng phổ biến của nổi mề đay ở trẻ em khi ăn hải sản như nổi mẩn đỏ, khó thở, đau bụng, tiêu chảy, ngứa, hắt hơi…
Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ
Trẻ bị nổi mề đay cần kiêng thức ăn nhanh và nhiều dầu mỡ
Đây là nhóm thực phẩm nhiều trẻ yêu thích nhưng cũng là một trong những tác nhân khiến bệnh mề đay nặng hơn. Với trẻ dễ bị kích ứng sẽ gặp phải các triệu chứng như: nổi mẩn đỏ, nóng ran, ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu,… làm giảm hiệu quả trong quá trình điều trị. Do đó, bố mẹ nên loại bỏ những món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng để đảm bảo an toàn cho bé
Thực phẩm giàu chất đạm
Hạn chế nhóm thực phẩm giàu đạm
Một số loại thực phẩm giàu đạm trẻ bị dị ứng nổi mề đay cần kiêng và hạn chế ăn như: Thịt bò, sữa bò, thịt gà, trứng,…Mặc dù đây là nhóm thực phẩm cung cấp nguồn dưỡng tốt cho cơ thể trẻ, tuy nhiên thành phần dinh dưỡng đó có thể khiến cơ thể bị kích ứng và gây dị ứng mề đay.
Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề bệnh mề đay, hãy liên hệ trực tiếp qua hotline miễn phí : 028 6670 9555 hoặc tới trực tiếp phòng khám tại: Số 992 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!