Posted on 22/05/2021
MỤC LỤC
Người bị nổi mề đay không chỉ có cảm giác ngứa ngáy dữ dội mà còn kèm theo những triệu chứng như phù nề, nóng rát cực kỳ khó chịu. Theo quan niệm trong dân gian, người bị mề đay phải kiêng cữ rất nhiều thứ như đồ ăn lạnh, nước, gió,.. và đặc biệt là kiêng tắm. Vậy bị nổi mề đay có được tắm không? Hãy cùng Đông y An Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tắm là hoạt động mỗi ngày giúp làm sạch da và loại bỏ bụi bẩn trên cơ thể. Tuy nhiên, một số trường hợp lại gặp phải tình trạng bị nổi mề đay, mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu sau khi tắm. Vì sao lại có tình trạng nổi mề đay sau khi tắm? Theo Bác sĩ An Đông, hiện tượng nổi mề đay sau khi tắm có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Với những làn da nhạy cảm thì các thành phần hóa chất có trong dầu gội, sữa tắm hoặc các sản phẩm chăm sóc da cũng có thể khiến da bị kích ứng. Các thành phần có trong những sản phẩm này như chất tạo màu, tạo mùi, tẩy rửa,… dễ làm cho da bị bong tróc, nóng đỏ hoặc ngứa rát. Do đó, ngay khi có những dấu hiệu bất thường bạn nên ngưng sử dụng và lựa chọn những loại sản phẩm dịu nhẹ và phù hợp hơn.
Giống như dị ứng xà phòng và sữa tắm, tình trạng này xảy ra khi sau khi tắm da tiếp xúc với quần áo, khăn tắm, chăn màn,… Nguyên nhân nổi mề đay là do trong vải vóc, quần áo có chứa bụi hoặc các thành phần khiến cơ thể bị kích ứng. Một số nguyên nhân khác cũng dễ làm cho bạn nổi mẩn ngứa, phát ban như cặn nước giặt, nước xả vải còn bám trên quần áo hoặc do mặc quần áo mới mà không giặt,…
Đây cũng là một trong những nguyên nhân nổi mề đay sau khi tắm. Khi tiếp xúc với nguồn nước không đảm bảo, bị ô nhiễm hoặc chứa hóa chất sẽ khiến người bệnh nổi mẩn ngứa, phát ban đỏ. Triệu chứng nổi mề đay có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, phổ biến nhất ở các vị trí như phấn thân trên, cánh tay và vùng cổ.
Bên cạnh đó, một số trường hợp do tắm lâu, tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh cũng làm da bị khô, căng và nổi mẩn ngứa.
Nổi mề đay có được tắm không là vấn đề được hầu hết người mắc bệnh mề đay quan tâm và gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng để bệnh nhanh khỏi phải kiêng khem cẩn thận, không được đi ra gió hoặc chạm nước, nhất là phải kiêng tắm. Tuy nhiên, một số người lại thấy điều này là không cần thiết, người bệnh có thể thoải mái như vậy mới loại bỏ các triệu chứng ngứa ngáy. Vậy thực sự nổi mề đay có được tắm không?
Theo Bác sĩ An Đông cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng nổi mề đay, phát ban. Do đó, nổi mề đay có được tắm không sẽ tùy vào cơ địa và tác nhân gây kích ứng.
Chính vì vậy, câu trả lời cho “nổi mề đay có được tắm không” là tùy vào nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay, phát ban. Đa phần bệnh mề đay thường xuất hiện vào mùa hè, nắng nóng gây đổ mồ hôi nên người bệnh phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày.
Trong dân gian, nhiều người truyền tai nhau về các mẹo chữa mề đay từ lá cây tự nhiên với công dụng làm sạch da, kháng khuẩn, tiêu viêm mà không làm tổn hại đến làn da. Đặc biệt, tắm bằng nước lá còn giúp giảm cảm giác ngứa, sưng phù và hỗ trợ phục hồi da tổn thương hiệu quả. Dưới đây là một số cách bạn có thể lựa chọn cho người bị nổi mề đay tắm lá gì.
Lá trà xanh là một loại thảo dược quen thuộc được biết đến với khả năng thanh nhiệt, tiêu viêm và sát khuẩn tốt. Nhờ vậy, dùng nước lá tắm khi bị nổi mề đay sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khó chịu.
Cách thực hiện:
Dùng lá trầu không nấu nước tắm là mẹo chữa mề đay dân gian được nhiều người áp dụng và phản hồi hiệu quả rất tốt. Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay, chứa nhiều chất chống oxy hóa với công dụng kháng khuẩn tự nhiên, sát trùng và hỗ trợ tốt trong điều trị các bệnh ngoài da. Mẹo dân gian chữa mề đay này phù hợp với cơ địa người Việt và có thể áp dụng cho hầu hết các đối tượng.
Cách thực hiện:
Lá đơn tướng quân (lá đơn đỏ) là vị thuốc nam có vị đắng, tính mát giúp thanh nhiệt và giảm đau rất hiệu quả. Khi bị nổi mề đay bạn có thể dùng các dược liệu này để nấu nước tắm để giảm nhanh các triệu chứng tại nhà.
Cách thực hiện:
Lá khế là vị thuốc nam rất quen thuộc và được áp dụng phổ biến bởi tính an toàn cao và tiết kiệm chi phí. Trong lá khế có chứa nhiều khoáng chất, hoạt chất chống oxy hóa và vitamin giúp phục hồi da, làm lành vết thương hiệu quả. Vậy nổi mề đay tắm lá khế có tốt không?
Nhờ công dụng tiêu viêm và giảm ngứa, lá khế giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh mề đay như phù nề, sưng viêm, mẩn đỏ và ngứa ngáy. Không chỉ điều trị hiệu quả bệnh mề đay mà từ xưa lá khế còn được sử dụng để điều trị các bệnh về da liễu như viêm da, dị ứng, chàm, phát ban,…
Cách thực hiện: Dùng lá khế tươi ngâm muối, rửa sạch và cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Sau đó lọc bỏ phần bã và dùng nước để tắm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày, sau 1 tuần các triệu chứng sẽ giảm rõ rệt.
Các bài thuốc tắm đều có nguồn gốc từ các loại cây cỏ tự nhiên nên đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao và giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng thì người bệnh cần lưu ý gì khi tắm thuốc nổi mề đay:
Ngoài những mẹo dân gian được áp dụng tại nhà hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng thì cách chữa nổi mề đay tốt nhất là gì? Theo các chuyên gia, tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh cũng như thể trạng mà người bệnh sẽ có các cách điều trị khác nhau.
Trường hợp người bệnh bị nổi mề đay tái đi tái lại nhiều lần, uống thuốc tây nhưng không khỏi và có dấu hiệu mãn tính thì có thể tìm hiểu về cách chữa trị mề đay bằng Đông y (y học cổ truyền). Phương pháp này được y khoa đánh giá là cách chữa nổi mề đay tốt nhất hiện nay.
Với các các bài thuốc được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên, Đông y không chỉ đảm bảo được an toàn cho sức khỏe mà còn giúp loại bỏ bệnh tận gốc. Không giống với Tây y, Đông y chữa bệnh mề đay dựa trên nguyên tắc trị từ gốc. Đông y vừa chú trọng vào cải thiện triệu chứng bên ngoài, vừa loại bỏ các tác nhân gây bệnh và phục hồi cơ thể từ bên trong. Chình vì vậy, chữa bệnh mề đay bằng Đông y luôn mang lại hiệu quả chữa trị cao, toàn diện và lâu dài
Tại Đông y An Đông, các bài thuốc được bào chế từ công thức riêng và phương pháp chữa trị độc quyền đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi căn bệnh này, từ cấp tính đến mãn tính. Một số vị thuốc thường được Đông y An Đông dùng để chữa bệnh mề đay như Tang diệp, cỏ mần trầu, kim ngân, quả ké, rau má, tang ký sinh, xương bồ, hoàng cầm, bạch thược, cam thảo, sài hồ, phòng phong, kinh giới, chi tử, nam hoàng bá, cỏ mực, đương quy, huyền sâm,.. Tùy vào từng thể bệnh mà bác sĩ sẽ kết hợp và kê đơn thuốc phù hợp
Để biết thêm thông tin, bệnh nhân có thể liên hệ trực tiếp qua hotline miễn phí : 028 6670 9555 hoặc tới trực tiếp phòng khám tại: Số 992 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí.
Bài viết trên đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc về câu hỏi nổi mề đay có được tắm không và những mẹo dân gian hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sử dụng các bài thuốc trên không thấy cải thiện thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Thẻ:bài thuốc tắm hiệu quả, Bị nổi mề đay có được tắm không?, Lá đơn tướng quân chữa nổi mề đay, lá trầu chữa nổi mề đay