Bị Nổi Mề Đay Phải Kiêng Gì? Cách Xử Lý Nhanh Chóng Là Gì?
Posted on 18/05/2021
MỤC LỤC
Nổi mề đay là tình trạng rất phổ biến và dễ gặp ở mọi đối tượng. Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc thông tin người bịnổi mề đay phải kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả và cách xử lý khi bị nổi mề đay.
Người bị nổi mề đay phải kiêng gì?
Với những làn da nhạy cảm, dễ kích ứng thì tần suất nổi mề đay sẽ xảy ra thường xuyên nếu gặp được điều kiện thuận lợi. Để ngăn bệnh diễn biến phức tạp và nâng cao hiệu quả điều trị, bạn cần phải biết người bị nổi mề đay phải kiêng gì?
Bị nổi mề đay phải kiêng gì? – Hạn chế gãi và tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng
Không nên gãi, chà xát da quá mạnh
Khi bị mề đay, các triệu chứng như phù nề, ngứa ngáy dữ dội khắp cơ thể sẽ xuất hiện khiến người bệnh thấy vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh phải kiêng hoặc hạn chế gãi hoặc chà xát hết mức có thể. Mục đích là hạn chế những tổn thương, trầy xước ngoài da. Nếu không kiêng sẽ khiến da bị nhiễm khuẩn, các mẩn đỏ sẽ lan rộng ra và càng gãi thì càng ngứa.
Kiêng tiếp xúc gần với tác nhân gây kích ứng và ánh nắng mặt trời
Bị nổi mề đay phải kiêng gì – Cơ địa mỗi người sẽ bởi bị kích ứng bởi những yếu tố khác nhau. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh mề đay trở nên phổ biến. Do đó, với người có làn da nhạy cảm nên tránh tiếp xúc với những tác nhân dễ gây kích ứng như lông động vật, phấn hoa, bụi,…
Bên cạnh đó, người dễ bị nổi mề đay cũng nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bởi vì ánh nắng sẽ khiến da khô rát, dễ bị kích ứng và gây ra các phản ứng vật lý trên da.
Hạn chế dùng mỹ phẩm gây kích ứng
Mỹ phẩm cũng là một trong những yếu tố dễ gây ra dị ứng và nổi mề đay. Ở những làn da nhạy cảm, một số mỹ phẩm có thành phần hóa học cao sẽ gây kích ứng và nổi mẩn ngứa cho da. Do đó, khi sử dụng phấn, son, nước hoa, kem dưỡng,.. bạn nên kiểm tra thành phần và thử trên vùng da nhỏ trước.
Bị nổi mề đay có nên kiêng tắm không?
Bị nổi mề đay có nên kiêng tắm không? theo quan điểm của nhiều người, nổi mề đay nếu tiếp xúc với nước lã sẽ gây ra biến chứng và rất khó chữa trị về sau. Vậy thực hư quan điểm này đúng hay sai?
Kiêng tắm khi bị nổi mề đay là quan niệm sai lầm mà nhiều người mắc phải. Bởi vì mề đay thường xảy ra khi cơ thể nóng bức và tiết nhiều mồ hôi, nhất là mùa hè. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các triệu chứng nặng hơn và khiến cơ thể nóng bức, gây kéo dài tình trạng nổi mề đay. Tuy nhiên, khi tắm bạn cần lưu ý:
Không tắm quá lâu hoặc chà xát da mạnh, bởi vì càng gãi sẽ càng ngứa.
Nên dùng nước ấm, không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh, tránh mất cân bằng độ PH gây khô da.
Nổi mề đay có kiêng gió không?
Dân gian thường truyền tai nhau khi bịnổi mề đay phải kiêng gì, đó là kiêng nước, kiêng gió. Bởi vì chứng nổi mề đay là do phong hàn, nguyên nhân chính là do nhiễm nước và trúng gió độc. Chính vì quan niệm này nên khi tiếp xúc với gió sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Nổi mề đay có kiêng gió không chỉ cần áp dụng với người bị nổi mề đay do dị ứng với môi trường hoặc thay đổi thời tiết. Đây là những trường hợp khi ra gió, bệnh sẽ nặng hơn và có thể gây ra biến chứng. Còn đối với những trường hợp khác thì chỉ cần che chắn cẩn thận, không cần quá khắt khe.
Nổi mề đay có được nằm quạt không?
Trả lời câu hỏi “bị nổi mề đay phải kiêng gì, có được nằm quạt không” cũng tương tự như lời giải đáp ở trên. Việc kiêng quạt, kiêng gió chỉ cần áp dụng cho người dễ bị kích ứng do thời tiết hoặc môi trường.
Bên cạnh đó, thời tiết nóng bức, ra nhiều mồ hôi cũng là tác nhân khiến bệnh mề đay nặng hơn, gây ngứa dữ dội. Chính vì vậy, để giảm các triệu chứng khó chịu, người bệnh có thể sử dụng quạt hoặc điều hòa để được thoải mái, mát mẻ và dễ chịu hơn mà không gây ảnh hưởng đến bệnh.
Người bị nổi mề đay nên ăn gì?
Bên cạnh tìm hiểu về bịnổi mề đay phải kiêng gì thì chúng ta cũng nên biết nỗi mề đay nên ăn những gì. Kiêng những tác nhân gây bệnh giúp cải thiện tình trạng mề đay đáng kể.
Hơn nữa, chế độ ăn uống hợp lý còn giúp phục hồi tổn thương da và giảm mức độ nhạy cảm của cơ thể. Do đó, người hay bị nổi mề đay nên bổ sung những thực phẩm tăng cường sức đề kháng và chống dị ứng như sau:
Thực phẩm giàu Vitamin C
Người bị nổi mề đay nên ăn gì?
Vitamin C có khả năng tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C sẽ giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng sưng, ngứa ngáy do bệnh mề đay gây ra. Bên cạnh đó, cơ thể được cung cấp nhiều vitamin C cũng hạn chế nguy cơ viêm nhiễm hô hấp và giảm tần suất mề đay xuất hiện đáng kể
Một số loại thực phẩm giàu vitamin C cần bổ sung như cam, quýt. kiwi, bưởi, chanh dây, dâu tây,….
Thực phẩm chứa omega-3
Omega 3- được biết là nhóm thực phẩm có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch, thị lực và não bộ. Đồng thời, cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch và cải thiện các bệnh về da.
Theo các chuyên gia, việc bổ sung nhiều thực phẩm chứa omega-3 sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng ngứa, sưng phù do bệnh mề đay gây ra. Hơn nữa, omega-3 còn tạo hàng rào bảo vệ, giúp da duy trì độ ẩm, mềm mại và hạn chế các tình trạng viêm da.
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu omega-3
Chính vì vậy, những thực phẩm chứa nhiều omega-3 như quả bơ, cá hồi, dầu oliu, hạnh nhân, óc chó,.. không chỉ tốt cho người bị mề đay mà người bình thường cũng nên bổ sung hàng ngày.
Sữa chua và thực phẩm giàu lợi khuẩn
Người bệnh mề đay nên ăn nhiều sữa chua và thực phẩm giàu lợi khuẩn
Một số trường hợp bị mề đay do dị ứng thực phẩm thức ăn thường kèm theo các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu,.. thì việc bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn (probiotic) là điều cần thiết. Khi các phản ứng dị ứng thuyên giảm thì các triệu chứng mề đay như phù nề, ngứa, rát cũng được cải thiện cụ thể.
Uống đủ nước
Đây cũng là cách đơn giản để cải thiện nhanh các triệu chứng do mề đay gây ra. Bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp giảm mức độ viêm, nóng rát và ngứa ngáy trên da. Do đó, khi điều trị bệnh mề đay, bạn nên lưu ý uống đủ nước và bổ sung nhiều chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
Nổi mề đay kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì bị nổi mề đay phải kiêng gì cũng là vấn đề người bệnh hết sức quan tâm. Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm người bị nổi mề đay nên tránh xa.
Thực phẩm giàu đạm
bị nổi mề đay phải kiêng gì – hạn chế thực phẩm giàu đạm
Mặc dù là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng đạm cũng là thành phần dễ gây dị ứng. Khi bị nổi mề đay, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với chất gây kích ứng. Do đó, việc dung nạp nhiều đạm sẽ khiến mề đay tiến triển nhanh, lan rộng, gây sưng phù và ngứa dữ dội.
Một số thực phẩm giàu đạm như: hải sản (tôm, cua, ghẹ,…), thịt bò, lòng trắng trứng, sữa, hạt,…
Món ăn nhiều đường và muối
bị nổi mề đay phải kiêng gì?Không ăn quá mặn hoặc quá ngọt
Chế biến món ăn nhiều đường và muối cũng cần hạn chế đối với người hay bị nổi mề đay. Bởi vì muối làm tăng natri trong cơ thể, kích thích thần kinh ngoại biên và làm xuất hiện những nốt mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu. Trong khi đó, đường làm giảm hệ miễn dịch, khiến mề đay lan rộng và tăng mức độ viêm da. Thói quen ăn quá ngọt hay quá mặn sẽ khiến bệnh dễ tái đi tái lại, mãn tính và khó chữa trị.
Thực phẩm cay nóng, chế biến nhiều dầu mỡ.
Kiêng thực phẩm dầu mỡ, cay nóng
Các món ăn có nhiều tiêu, ớt, mù tạt,…được chế biến nhiều dầu mỡ thì người hay bị nổi mề đay cũng phải kiêng ăn. Nhóm thực phẩm này khiến cơ thể bị nóng, làm tăng tình trạng viêm da và các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, thực phẩm cay nóng gây tăng tiết mồ hôi cùng với nhiệt độ cao cũng là tác nhân gây ra chứng mề đay.
Cà phê và đồ uống có cồn
Hạn chế cà phê và đồ uống có cồn
Cà phê và đồ uống có cồn cũng là một trong những tác nhân gây ra bệnh mề đay. Nhiều người dị ứng với nhóm đồ uống có cồn sẽ xuất hiện các triệu chứng mề đay và mẩn ngứa. Do đó, để làm giảm các triệu chứng và ngăn bệnh quay lại, người bệnh cần kiêng cử rượu bia,cà phê (nếu dị ứng caffeine),….
Cách xử lý khi bị nổi mề đay hiệu quả hiện nay
Khi gặp phải tình trạng nổi mề đay, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa đơn giản tại nhà như:
Nha đam: Dùng nha đam tươi gọt bỏ vỏ và lấy phần gel bên trong. Dùng gel nha đam mát-xa lên vùng da đang bị sưng, phù nề và ngứa rát do mề đay. Sau đó rửa lại bằng nước ấm và lau khô. Nha đam có công dụng làm dịu da rất tốt, bạn có thể sử dụng mỗi khi bị nổi mề đay.
Giảm nhanh các triệu chứng của bệnh mề đay bằng gel nha đam
Lá trà xanh: Dùng lá trà xanh rửa sạch và đun sôi cùng với 2-3 lít nước. Sau đó vớt bỏ bã và pha nước tắm. Thực hiện liên tục 1 tuần sẽ thấy tình trạng nổi mề đay cải thiện đáng kể. Lá trà xanh có công dụng tiêu viêm, giải độc, giảm ngứa và giúp phục hồi da nhanh chóng.
Lá trầu không: Rửa sạch vò nát hoặc cắt nhỏ 1 nắm lá trầu xanh, sau đó cho vào đun sôi với 1 -2 lít nước trong 15 phút. Dùng nước lá pha với nước lạnh tắm hàng ngày. Lá trầu không có công dụng kháng khuẩn, tiêu sẩn, giảm ngứa rất hiệu quả.
Đây là mẹo xử lý khi bị nổi mề đay hiệu quả được dân gian lưu truyền từ xưa. Người bệnh có thể tận dụng ngay những thảo dược thiên nhiên để giảm nhanh các triệu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, mề đay thuộc dạng bệnh mãn tính và khó điều trị nên người bệnh cần nhiều thời gian và kiên trì để chữa dứt điểm bệnh.
Hiện nay, giải pháp tối ưu để chữa bệnh nổi mề đay là dùng phương pháp Đông y. Đây là cách chữa được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Cách chữa này phù hợp với các trường hợp bệnh mề đay, kể cả mãn tính.
Cách chữa nổi mề đay bằng Đông y
Bài viết trên đã chia sẻ thông tin chi tiết về người bị nổi mề đay phải kiêng gì cũng như cách xử lý khi bệnh xuất hiện. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần thêm thông tin, hãy liên hệ trực tiếp qua hotline miễn phí : 028 6670 9555 hoặc tới trực tiếp phòng khám tại: Số 992 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí.