Dị Ứng Nổi Mề Đay Và Cách Chữa Tốt Nhất 2021 Là Gì?
Posted on 24/05/2021
MỤC LỤC
Dị ứng nổi mề đay là một trong những bệnh về da liễu phổ biến mà nhiều người dễ mắc phải. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khó chịu đến “phát điên” bởi những cơn ngứa ngáy dữ dội và dai dẳng. Do đó, để nhanh chóng loại bỏ tình trạng này, người bệnh cần biết rõ dị ứng nổi mề đay là gì, nguyên nhân và cách xử lý đúng khi gặp phải.
Dị ứng nổi mề đay là gì?
Nhiều người thắc mắc “dị ứng nổi mề đay là gì ?”. Đây là hiện tượng da bị nổi sần, phù nề bất thường trên cơ thể kèm theo cảm giác châm chích, ngứa ngáy và nóng rát khó chịu. Các triệu chứng của nổi mề đay là do phản ứng kích ứng của các mao mạch dưới da hoặc niêm mạc bởi các tác nhân gây bệnh cả bên trong lẫn bên ngoài.
Dị ứng nổi mề đay là gì?
Theo YHCT An Đông, dị ứng nổi mề đay có thể gặp phải ở mọi đối tượng với các độ tuổi khác nhau, đặc biệt là ở người có làn da nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài trong vài giờ đồng hồ. Các triệu chứng bệnh thường có xu hướng xảy ra ở một số vị trí và cũng có thể lan rộng ra khắp cơ thể.
Dị ứng nổi mề đay được phân chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn cấp tính: Đây là giai đoạn bệnh mới khởi phát, bệnh thường tự bùng phát và tự khỏi. Tần suất phát bệnh không nhiều, các triệu chứng nhẹ và kéo dài khoảng vài giờ đồng hồ.
Giai đoạn mãn tính: Biểu hiện bệnh thường kéo dài nhiều hơn 6 tuần và tái phát từng đợt. Các triệu chứng sưng phù nề, ngứa ngáy dữ dội hơn giai đoạn cấp tính.
Có mấy loại dị ứng nổi mề đay?
Người bị dị ứng nổi mề đay có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, khi nổi mề đay không phải biểu hiện của ai cũng giống nhau. Vậy, có mấy loại dị ứng nổi mề đay và triệu chứng của mỗi loại như thế nào?
Dị ứng thuốc tây nổi mề đay
Dị ứng thuốc tây nổi mề đay là tình trạng cơ thể không dung nạp được một số chất trong thuốc dẫn đến phản ứng quá mức của hệ miễn dịch. Loại dị ứng này thường kèm theo một số triệu chứng như nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy,… và thậm chí có thể gây sốc phản vệ, khó thở, tụt huyết áp.
Ngoài những biểu hiện thường gặp như đã nêu trên, dị ứng nổi mề đay do thuốc còn có một số biểu hiện khác như nổi mụn nước hay mụn mủ, ngứa,.. và đau tại các vùng da bị nổi mề đay. Đa phần các trường hợp bị nổi mề đay xuất hiệu cả hai bên cơ thể và có đề có tính chất đối xứng như cả hai tay hoặc hai chân.
Các nhóm thuốc có nguy cơ gây dị ứng nổi mề đay cao như thuốc giảm đau, chống viêm, giảm sốt,… và một số loại kháng sinh như penicillin, ampicillin, streptomycin, sulfonamide,…
Lưu ý: Dị ứng nổi mề đay khi uống thuốc tây không phải là do tác dụng phụ của thuốc. Bệnh chỉ ở xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm và dễ bị kích ứng với thành phần của thuốc. Do đó, không phải ai cũng bị dị ứng và có triệu chứng giống nhau khi sử dụng thuốc
Biểu hiện của các loại dị ứng nổi mề đay
Dị ứng mỹ phẩm nổi mề đay
Đây là tình trạng thường gặp ở nữ giới và người thường xuyên trang điểm. Nguyên nhân là do tiếp xúc nhiều với mỹ phẩm, dùng sai cách, trang điểm quá dày,.. hoặc bị dị ứng với một số thành phần có trong sản phẩm chăm sóc da và trang điểm.
Do da mặt thường mỏng, nhạy cảm và dễ tổn thương hơn so với những vùng da khác nên khi dùng mỹ phẩm không phù hợp sẽ lập tức bị nổi mẩn và gây ngứa ngáy. Các triệu chứng dị ứng sẽ thuyên giảm sau khi ngưng sử dụng sản phẩm từ 1 – 2 ngày . Tuy nhiên, nếu tính trạng không được cải thiện và nặng hơn khiến da sưng viêm nặng, nổi mụn mủ, da khô ráp,.. thì bạn nên gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Chữa nổi mề đay ở đâu tốt nhất 2021
Dị ứng thức ăn nổi mề đay
Theo bác sĩ và các chuyên gia, dị ứng thức ăn nổi mề đay là do cơ thể kích ứng bởi các thành phần có trong thức ăn, nhất là protein. Hệ miễn dịch của cơ thể bị tác động và phản ứng lại với các loại protein, sinh ra kháng nguyên và gây dị ứng nổi mề đay.
Biểu hiện đặc trưng của dị ứng nổi mề đay do thức ăn là tình trạng phù nề, viêm đỏ và gây cảm giác ngứa ngáy dữ dội, vô cùng khó chịu. Một số trường hợp bị dị ứng nặng còn có triệu chứng bị sưng mặt, sưng phù mắt, môi,… Những vùng da bị mề đay nổi đầy mẩn đỏ và nhanh chóng lan rộng ra khắp cơ thể.
Dị ứng thời tiết nổi mề đay
Thời tiết thay đổi ngột (từ nóng sang lạnh và ngược lại) hoặc giai đoạn chuyển mùa là nguyên nhân khiến rất nhiều người gặp tình trạng dị ứng thời tiết nổi mề đay. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do hệ miễn dịch của cơ thể. Các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, không khí, ánh sáng,… dễ làm cho cơ thể kích thích phản ứng và gây ra các biểu hiện dị ứng.
Biểu hiện của dị ứng nổi mề đay do thời tiết thường là nổi phát ban, phù nề và ngứa ngáy. Tình trạng này dễ gặp phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhất là người có cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra, bệnh có thể tự phát và tự thuyên giảm nhưng cũng rất dễ trở nên mãn tính, tái phát dai dẳng khi gặp điều kiện thích hợp.
Tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh cũng tương tự như dị ứng với thời tiết. Khi trời lạnh, độ ẩm thấp, không khí hanh khô khiến da mất đi lớp dầu tự nhiên gây khô, căng và bong tróc da. Đồng thời, cơ thể sản sinh ra histamin và các chất trung gian gây kích thích khiến da đỏ, nổi mề đay và mẩn ngứa.
Các biểu hiện nổi mề đay khi trời lạnh chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn khoảng 5 -10 phút sau khi tiếp xúc với không khí lạnh. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với không khí lạnh, trời nhiều gió trong thời gian dài sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và các triệu chứng kéo dài lâu hơn.
Nên làm gì khi bị nổi mề đay?
Khi bị dị ứng nổi mề đay, người bệnh thường có cảm giác khó chịu và ngứa ngáy dữ dội. Tuy nhiên, khi càng gãi thì lại càng ngứa nhiều hơn và khiến da bị sưng phù. Vậy, nên làm gì khi bị nổi mề đay? Dưới đây là một số mẹo có thể áp dụng tại nhà giúp bạn dễ chịu hơn.
Dùng đá lạnh chườm da bị nổi mề đay
Khi các vùng da bị nổi mề đay đang bị sưng phù và nóng rát thì việc chườm đá lạnh là giải pháp vô cùng hiệu quả. Không chỉ làm mát da mà còn giúp giảm viêm, ngứa và tình trạng phù nề do mề đay gây ra.
Chườm đá lạnh cải thiện tình trạng nổi mề đay
Cách thực hiện: Dùng miếng vải hoặc khăn bọc ít đá lạnh và sau đó chườm lên vùng da đang bị mề đay. Bạn có thể áp dụng phương pháp thường xuyên và lặp lại nhiều lần trong ngày.
Dùng lô hội giảm mề đay
Lô hội (nha đam) là giải pháp hiệu quả và an toàn đối với tình trạng da đang bị dị ứng và khó chịu. Gel lô hội có tác dụng kháng viêm, làm dịu da giúp cải thiện nhanh tình trạng do mề đay gây ra.
Bôi gel nha đam chữa dị ứng nổi mề đay
Cách thực hiện: Dùng 1 nhánh lô hội tươi, gọt bỏ vỏ và bôi phần gel lên vùng da đang bị dị ứng nổi mề đay. Lưu ý, nên bôi vùng nhỏ trước, nếu không có dấu hiệu kích ứng hay biểu hiện bất thường thì có thể bôi ở vùng da rộng hơn.
Dùng lá khế trị mề đay
Lá khế được biết là một vị thuốc nam quen thuộc có công dụng sinh tân giải mát, trị phong nhiệt và giải độc. Nhờ đó, lá khế thường được dùng trong hỗ trợ điều trị các bệnh về ngoài da như dị ứng nổi mề đay, mẩn ngứa, viêm da cơ địa, chàm,…
Tắm nước lá khế chữa nổi mề đay do dị ứng
Cách thực hiện: Dùng một nắm lá khế tươi, bỏ vào chảo rang cho khô, sau đó gói vào khăn mỏng và chà nhẹ lên vùng da bị nổi mẩn. Đồng thời, cũng có thể dùng lá khế để nấu nước tắm hàng ngày giúp diệt khuẩn, chống viêm và giảm các triệu chứng bệnh.
Lưu ý:Các mẹo dân gian áp dụng tại nhà chỉ là bài thuốc hỗ trợ, phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ. Không có tác dụng điều trị thay thế thuốc và phương pháp chữa bệnh.
Đối với dị ứng nổi mề đay có thể áp dụng những bài thuốc dân gian tại nhà để cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, để có thể tiêu diệt tận gốc và điều trị dứt điểm bệnh thì cần phải có phương pháp và một quy trình cụ thể.
Nổi mề đay do thời tiết là một loại dị ứng khó điều trị, có tính chất dai dẳng và dễ tái đi tái lại khi gặp điều kiện thích hợp. Bởi vậy người bệnh cần có phải kiên nhẫn và dành thời gian để điều trị dứt điểm bệnh. So với phương pháp hiện nay thì Đông y vẫn là cách chữa được đánh giá cao và nhiều người tin tưởng áp dụng nhờ tính an toàn và mang lại hiệu quả lâu dài.
Tại sao nên lựa chọn Đông y để chữa bệnh nổi mề đay?
Chữa dứt điểm bệnh dị ứng nổi mề đay bằng đông y là điều hòa cơ thể, tạng phủ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Như vậy, tình trạng bệnh mới được thuyên giảm và có thể ngăn ngừa khả năng tái phát của bệnh.
Đông y chữa bệnh nổi mề đay bằng cách kết hợp giữa các bài thuốc uống, bôi và ngâm rửa có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Công dụng của bài thuốc là giúp giải độc gan, phục hồi tạng thận, cân bằng âm dương bên trong và giúp giảm sưng viêm bên ngoài.
Ưu điểm và nhược điểm của Đông y chữa nổi mề đay
Ưu điểm của thuốc Đông y
An toàn, lành tính và mang lại hiệu quả cao
Không gây tác dụng phụ, kể cả sử dụng trong thời gian dài
Phù hợp với hầu hết cơ địa người Việt, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng
Tiết kiệm chi phí điều trị
Nhược điểm của thuốc Đông y
Tác dụng chậm, thường 5 -7 ngày mới thấy cải thiện rõ rệt
Mất nhiều thời gian sắc thuốc công phu
Phải được y, bác sĩ khám thăm khám cẩn thận trước khi kê đơn, không được dùng thuốc tùy tiện.
3 bài thuốc Đông y chữa dị ứng nổi mề đay hiệu quả
Bài thuốc số 1
Gồm: Đan sâm, hắc sâm, sinh địa hoàng, hà thủ ô, đan bì, tân quy, xuyên khung, lộc thảo, thuyền y.
Cách thực hiện: Đem các vị thuốc sắc và chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
Bài thuốc Đông y chữa dị ứng nổi mề đay hiệu quả
Bài thuốc số 2
Gồm: hạt cau, hột hao hao, tiêu sơn tra, tiêu mạch nha, hoài sơn, kê nội kim, cúc hoa, thược dược, kim ngân hoa, sao chỉ xác và bạch tiễn bì.
Cách thực hiện: Đem các vị thuốc sắc lấy nước và chia thành 3 lần uống mỗi ngày.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh dị ứng nổi mề đay và cách xử lý khi gặp phải. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần thêm thông tin, hãy liên hệ trực tiếp qua hotline miễn phí : 028 6670 9555 hoặc tới trực tiếp phòng khám tại: Số 992 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí.