Posted on 22/05/2021
MỤC LỤC
Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay là tình trạng rất phổ biến và dễ gặp, nhất là ở người mang thai lần đầu. Bệnh không chỉ tác động gây bất tiện cho bà bầu mà còn ảnh hưởng nghiêm trong đến thai nhi. Do đó, các mẹ không được chủ quan, phải có kiến thức về bệnh và kịp thời xử lý để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Khi mang thai, cơ thể của bà bầu trở nên nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng. Sự thay đổi đột ngột về cơ thể và tâm lý tạo điều kiện phát sinh một số bệnh đặc trưng, trong đó có bệnh nổi mề đay.
Bình thường, bệnh sẽ xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ và sau đó hết hẳn. Tuy nhiên, một số trường hợp bà bầu bị dị ứng nổi mề đay kéo dài đến những tháng cuối của thai kỳ. Vậy, vì sao nổi mề đay ở bà bầu? Dưới đây là một số tác nhân chính được bác sĩ và chuyên gia đưa ra như:
Do là bệnh ngoài da nên biểu hiện bà bầu bị dị ứng nổi mề đay thường rất dễ nhận biết. Một số biểu hiện đặc trưng dễ thấy nhất như:
Do đó, để đảm bảo an toàn và cải thiện những triệu chứng mề đay gây ra, mẹ bầu phải chủ động thăm khám bác sĩ và có phương pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh kéo dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chứng nổi mề đay không phải là tình trạng hiếm gặp đối với phụ nữ khi mang thai. Do đó làm nhiều người lo lắng không biết nổi mề đay ở bà bầu có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi không.
Theo Đông y An Đông, khi mang thai cơ thể rất nhạy cảm nên nhiều bà bầu bị dị ứng nổi mề đay với những biểu hiện cũng như mức độ nặng nhẹ khác nhau. Ở giai đoạn nhẹ, bệnh thường xuất hiện đột ngột và cũng tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Với một số trường hợp nặng, khi mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm cùng với hệ miễn dịch kém thì các triệu chứng sẽ kéo dài lâu hơn khoảng vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng. Đồng thời, bệnh sẽ tái đi tái lại với tần suất thường xuyên hơn.
Chính vì vậy, bà bầu bị dị ứng nổi mề đay có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
– Đối với bà bầu, nổi mề đay sẽ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc làm cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các tình trạng nguy hiểm như suy hô hấp cấp tính, phù mạch, vàng da, nhiễm trùng da và sinh con non
– Đối với thai nhi, khi mẹ bị nổi mề đay sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây dị dạng huyết quản ở trẻ. Bên cạnh đó, trẻ sau khi sinh còn có nguy cơ mắc các bệnh như viêm võng mạc, đục thủy tinh thể, tim bẩm sinh, thiếu máu não, hở hàm ếch,… Đặc biệt, trẻ có khả năng bị các bệnh về da như mề đay bẩm sinh cao hơn bình thường.
Để tránh các biến chứng nguy hiểm thì việc chủ động tìm cách chữa nổi mề đay ở bà bầu là điều cần thiết và phải được thực hiện càng sớm càng tốt.
Thông thường, khi bị nổi mề đay người bệnh sẽ tự mua thuốc tây về uống để giảm nhanh và hạn chế các triệu chứng. Tuy nhiên, tình trạng mề đay vẫn sẽ tái đi tái lại nhiều lần nên bắt buộc người bệnh phải sử dụng thuốc liên tục trong thời gian dài. Do đó, đối với bà bầu bị dị ứng nổi mề đay thì đây không phải là giải pháp an toàn để thực hiện chữa trị bệnh.
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các mẹ bầu nên trực tiếp đi thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn và có phương pháp chữa trị phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể tham khảo một số bài thuốc tắm dân gian với công dụng làm sạch da và giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
Đây là cách chữa mề đay dân gian từ xưa và được nhiều người áp dụng. Lá khế ngoài công dụng làm sạch da còn có khả năng sát khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và giảm nổi mẩn đỏ ngoài da.
Cách 1: Dùng 1 nắm lá khế tươi rửa sạch, để ráo nước và đem đi sao khô. Sau đó, dùng khăn mặt bọc lại và chườm nhẹ nhàng lên vị trí mề đay để giảm nhanh cơn ngứa.
Cách 2: Rửa sạch, vò nát và đun sôi nước lá khế tươi, sau đó pha với nước lạnh đến khi còn ấm và tắm hàng ngày.
Cách 3: Giã nát 1 nắm lá khế tươi cùng với 1 ít muối. Đắp hỗn hợp này lên lên vị trí da bị nổi mày đay và để trong 10 – 15 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.
Dùng nha đam chữa mề đay cũng là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người biết tới và áp dụng. Trong nha đam chứa hàm lượng lớn các chất như acid folic, vitamin, glycoprotein, acid cinnamic,… có công dụng giúp thanh nhiệt và kháng viêm rất tốt. Do đó, có thể giải quyết nhanh các triệu chứng do mề đay gây ra.
Cách thực hiện: Nha đam rửa sạch, lột vỏ. Dùng nhựa nha đam thoa trực tiếp vào vùng da bị tổn thương và massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm, khả năng kháng viêm, tiêu khuẩn, giảm ngứa nên có hiệu quả rất tốt cho việc điều trị các bệnh về da như mề đay, mẩn ngứa,.. Người bệnh có thể thực hiện bài thuốc như sau:
Cách thực hiện: Lá tía tô đem rửa sạch và xay nhuyễn cùng 1 lít nước lọc. Đun sôi, lọc lấy nước, bỏ bã rồi và để nguội. Uống nước cốt khoảng 3 – 5 lần trong ngày, kiên trì sử dụng trong 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra có thể dùng nước lá tía tô giã nhuyễn đắp lên vùng da bị nổi mề đay để giảm nhanh các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy.
Bởi vì tình trạng ngứa, nổi mề đay có thể tái phát bất kỳ lúc nào khi có điều kiện thuận lợi nên các mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan. Dưới đây là một số cách phòng ngừa khi có bầu bị ngứa nổi mề đay mà các mẹ có thể tham khảo:
Tình trạng bà bầu bị dị ứng nổi mề đay sẽ tác động xấu và gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện bệnh, các mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp qua hotline miễn phí : 028 6670 9555 hoặc tới trực tiếp phòng khám tại: Số 992 Đường Trần Hưng Đạo, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí.
Thẻ:biểu hiện bà bầu bị dị ứng nổi mề đay, cách chữa nổi mề đay ở bà bầu, nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay ở bà bầu, nổi mề đay ở bà bầu nguy hiểm không